Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Các Nghiệp Vụ Kế Toán Nội Bộ

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 28/08/2024 18 phút đọc

Kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong mọi công ty, doanh nghiệp. Tùy vào mỗi đơn vị, kế toán nội bộ sẽ đảm nhận những công việc chi tiết khác nhau. Vậy Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Các Nghiệp Vụ Kế Toán Nội Bộ cụ thể là như thế nào, mức lương ra sao? Bạn cần chuẩn bị gì khi ứng tuyển kế toán nội bộ? Những thông tin trong bài viết dưới đây của Kỹ năng kế toán sẽ giải đáp rõ cho bạn!

1. Kế Toán Nội Bộ Là Gì? 

Kế toán nội bộ là người chịu trách nhiệm kiểm soát, lưu trữ, kiểm tra, thống kê những phát sinh thực tế (kể cả những phát sinh không có chứng từ) trong doanh nghiệp. Sau đó, phân tích số liệu này và báo cáo lại với các nhà quản lý, từ đó sẽ xác định được lợi nhuận, thua lỗ để đưa ra chiến lược phát triển thích hợp và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai.

Tùy quy mô và cơ cấu tổ chức, mỗi doanh nghiệp sẽ có số lượng kế toán nội bộ khác nhau. Với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sẽ chỉ cần 1 đến 2 kế toán nội bộ trong khi tập đoàn lớn sẽ có nhiều kế toán nội bộ và đảm nhận những mảng riêng như kế toán thu chi, kế toán kho, kế toán tiền lương,... 

2. Vai Trò Của Kế Toán Nội Bộ 

Kế toán nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp phải kể đến như:

- Cung cấp thông tin và số liệu tài chính hỗ trợ quản lý đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả

- Đảm bảo các giao dịch tài chính được ghi nhận đầy đủ và chính xác để công khai hoặc cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho các bộ phận liên quan

- Phân tích các số liệu tài chính và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

- Đảm bảo các hoạt động kế toán và tài chính của doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ các quy định của Pháp luật

- Quản lý quản lý ngân sách của doanh nghiệp bằng cách phân tích chi phí và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu thiểu ngân sách và tối ưu lợi nhuận

- Kế toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích dữ liệu tài chính, đánh giá tình hình hoạt động dựa trên các số liệu và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. 

ke-toan-noi-bo-la-gi-cac-nghiep-vu-ke-toan-noi-bo-1

3. Các Nghiệp Vụ Kế Toán Nội Bộ 

Tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của doanh nghiệp, công việc của nhân viên kế toán nội bộ sẽ có những điểm khác biệt nhưng nhìn chung các nghiệp vụ sẽ bao gồm:

- Liên tục cập nhật, thống kê các số liệu kinh doanh; Quản lý các tài khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các khoản thu, chi, tài sản và nợ phải trả.

- Thực hiện xử lý các giao dịch tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc lập hóa đơn, phiếu chi, phiếu thu,…

- Lập các báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh. Các báo cáo này giúp bộ phận quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn

- Phân tích chi phí của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng,... để đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả

- Lập chứng từ theo quy định, kiểm soát các chứng từ, hoá đơn, đảm bảo tính hợp lệ và chính xác. Quản lý, lưu trữ và bảo mật chứng từ, tài liệu khoa học và thuận tiện cho quá trình sử dụng sau này.

- Lập báo cáo định kỳ tuần/ tháng/ quý hoặc đột xuất nếu có yêu cầu hoặc của kế toán trưởng

- Tiến hành lập chứng từ theo quy định; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, chính xác của tất cả chứng từ kế toán của doanh nghiệp. 

- Tiến hành luân chuyển chứng từ kế toán hợp lệ theo đúng quy trình đến các bộ phận liên quan trong công ty. Tiếp nhận và hạch toán nghiệp vụ chứng từ kế toán phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, 

- Phối hợp với các phòng ban khác trong doanh nghiệp để thực hiện những nhiệm vụ yêu cầu sự kết nối, chính xác và minh bạch cao…  

>>> Tham khảo: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

4. Phân Loại Kế Toán Nội Bộ  

- Kế toán thu chi: Đảm nhiệm vai trò quản lý quỹ tiền mặt của công ty, đồng thời thực hiện công việc tương tự thủ quỹ. Công việc bao gồm ghi chép và cập nhật chính xác các giao dịch thu – chi, cũng như số dư quỹ vào sổ sách. Kế toán thu chi cũng có trách nhiệm lập báo cáo định kỳ hoặc khi được yêu cầu, gửi lên cấp trên để đảm bảo thông tin tài chính luôn được cập nhật.

- Kế toán kho: Quản lý và kiểm kê hàng hóa trong kho theo các quy định hiện hành của công ty. Thực hiện lập chứng từ cho các hoạt động xuất – nhập kho, hạch toán kế toán và kê khai thuế. Bên cạnh đó, kế toán kho cũng báo cáo về tình trạng hàng hóa tồn kho, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất.

- Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch thanh toán như in ấn và kiểm tra chứng từ, chỉnh sửa thông tin giao dịch, chuẩn bị các mẫu thanh toán. Quản lý các ủy nhiệm chi, séc nạp – rút tiền và ghi nhận số liệu vào sổ sách. Theo dõi số dư ngân hàng bằng cách cập nhật các khoản thanh toán qua ngân hàng vào hệ thống, kiểm tra số dư ngân hàng hàng ngày, và đối chiếu thông tin giữa sổ phụ và bút toán cuối tháng để đảm bảo quản lý tài khoản ngân hàng của công ty hiệu quả.

- Kế toán tiền lương: Tính toán lương, thuế, bảo hiểm bắt buộc, bảng chấm công…, lập và quản lý toàn bộ hợp đồng lao động của đội ngũ nhân sự; theo dõi, quản lý chế độ bảo hiểm của nhân viên trong công ty,… Báo cáo Thanh toán; Giám sát đối chiếu. Xử lý thanh toán cho khách hàng hàng ngày với độ chính xác cao và đúng hạn. Các nghiệp vụ kế toán tiền lương khác.

- Kế toán bán hàng: Quản lý quá trình bán hàng và nhập liệu vào phần mềm kế toán, thực hiện lập hóa đơn bán hàng và áp dụng chiết khấu cho khách hàng. Đồng thời, kế toán bán hàng kiểm tra và đối chiếu số liệu hàng tồn kho so với dữ liệu trên phần mềm và quản lý công nợ. Cuối mỗi ngày, kế toán bán hàng phải tổng hợp doanh thu và so sánh với số lượng hàng hóa đã xuất nhập trong ngày cùng với thủ kho.

- Kế toán công nợ: Giám sát tình hình thanh toán của khách hàng để xây dựng kế hoạch giãn nợ hoặc thu hồi nợ khi cần. Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán và đảm bảo việc lưu trữ, bảo mật hồ sơ, chứng từ. Ngoài ra, kế toán công nợ còn làm việc trực tiếp với khách hàng và đối tác để giải quyết các vấn đề liên quan đến công nợ, đồng thời lập báo cáo về tình hình công nợ và các khoản nợ đặc biệt của công ty.

- Kế toán thanh toán: Lập các chứng từ tạm ứng, đề xuất và thanh toán, dựa trên các chứng từ đã được đối chiếu với công nợ để lập sổ theo dõi các khoản tạm ứng và thanh toán.

- Kế toán tổng hợp: Quản lý và lưu trữ hồ sơ kế toán theo đúng quy định, chịu trách nhiệm phân tích các chứng từ và cập nhật tình trạng tài chính của công ty hàng ngày. Kiểm tra và đối chiếu các số liệu chi tiết và tổng hợp, hỗ trợ việc cung cấp hồ sơ và giải trình số liệu khi làm việc với cơ quan thuế, đoàn kiểm toán hoặc thanh tra. Ngoài ra, theo dõi và kiểm soát công nợ, tài sản, chi phí toàn công ty, và lập báo cáo tài chính theo quy định.

- Kiểm soát nội bộ: Phụ trách việc theo dõi và giám sát các hoạt động của công ty, bao gồm các cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc theo đợt do Ban Kiểm soát thực hiện. Công việc này bao gồm đánh giá chất lượng nhân sự, kiểm tra tình trạng thiết bị và cơ sở hạ tầng, đồng thời theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp và quản lý ngân sách. Kiểm soát nội bộ cũng chịu trách nhiệm phân tích hoạt động, tư vấn và đưa ra các giải pháp kiểm tra nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, họ còn xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo liên quan đến trải nghiệm khách hàng, bao gồm cả đào tạo mới và tái đào tạo.

5. Yêu Cầu Đối Với Kế Toán Nội Bộ 

- Chuyên môn về nghiệp vụ kế toán và tin học văn phòng: Công việc của kế toán nội bộ bao gồm nhiều hoạt động mang tính chuyên môn cao như xử lý giao dịch, lập báo cáo tài chính,… Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, kế toán nội bộ cần nắm vững kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra việc sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng Microsoft, Excel, Powerpoint sẽ hỗ trợ kế toán nội bộ xử lý công việc được giao đúng tiến độ.

- Thành thạo phần mềm kế toán: Một kế toán nội bộ giỏi không chỉ cần biết sử dụng các công cụ văn phòng cơ bản mà còn phải thành thạo các phần mềm kế toán chuyên dụng như MISA, FAST... Các phần mềm kế toán sẽ giúp họ thực hiện các nhiệm vụ phức tạp như nhập dữ liệu, xử lý giao dịch tài chính, lập báo cáo và phân tích số liệu một cách chính xác và hiệu quả.

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp hiệu quả với các bộ phận khác là nhiệm vụ thường xuyên của kế toán nội bộ. Họ cần phải điều chỉnh cách truyền đạt thông tin để đạt được hiệu quả tối ưu và lắng nghe yêu cầu từ các bộ phận khác để tối ưu hóa quy trình kế toán.

- Quản lý thời gian: Kỹ năng phân bổ và quản lý thời gian là thiết yếu để kế toán nội bộ có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đúng hạn. Điều này đặc biệt quan trọng trong các giai đoạn cao điểm như báo cáo tài chính, thanh toán và quyết toán.

- Khả năng thích ứng: Trong một môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, kế toán nội bộ cần có khả năng thích ứng để cập nhật kiến thức và đáp ứng các yêu cầu mới. Sự linh hoạt trong học hỏi và thay đổi là cần thiết để duy trì hiệu suất làm việc cao.

- Kỹ năng ngoại ngữ: Sử dụng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế lớn cho kế toán nội bộ, đặc biệt trong các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế. Kỹ năng này không chỉ giúp họ thể hiện năng lực tốt hơn mà còn mở ra cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn và môi trường quốc tế.

Hy vọng rằng bài viết trên của Kỹ năng Kế toán đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Kế Toán Nội Bộ Là Gì? Các Nghiệp Vụ Kế Toán Nội Bộ.

>>> Xem thêm: Khóa Học Kế Toán Thuế Online & Offline - Học Ở Đâu Tốt?

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Có Bắt Buộc Nộp Không?

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Có Bắt Buộc Nộp Không?

Bài viết tiếp theo

Quản Lý Sổ Sách Kế Toán: Các Bước Cơ Bản

Quản Lý Sổ Sách Kế Toán: Các Bước Cơ Bản
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo