Mở rộng nhiều đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/01/2018

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 23/02/2018 10 phút đọc

Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cũng như nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng lớn khiến dịch vụ hóa đơn điện tử trong ngành kế toán cũng phát triển mạnh mẽ. Từ đó đối tượng được sử dụng hóa đơn điện tử cũng được mở rộng ngày càng nhiều. Cụ thể những quy định về việc mở rộng đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào? Phần mềm Misa sẽ giúp ích gì trong quá trình làm hóa đơn điện tử? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nội dung này.

>>>> Xem thêm: Kê khai sót hóa đơn phải xử lí thế nào?

Vừa qua Bộ Tài Chính đã công bố dự thảo Nghị định mới về hóa đơn dự kiến sẽ thay thế Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP. Theo đó, từ năm 2018 cơ quan thuế sẽ thực hiện đặt in hóa đơn để bán cho các doanh nghiệp mới thành lập, hộ, cá nhân kinh doanh; hạn chế các đối tượng đặt in, tự in hóa đơn. Dự thảo cũng mở rộng, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. ke toan thuc hanh

1.Hạn chế đối tượng đặt in, tự in hóa đơn

  • Từ năm 2018 các doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện đặt in hóa đơn, cơ quan thuế sẽ thực hiện đặt in hóa đơn để bán cho các doanh nghiệp mới thành lập, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian 6 tháng kể từ tháng thành lập. Trong thời gian này, cơ quan thuế sẽ hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp để chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Những hóa đơn do doanh nghiệp đặt in trước ngày 01/01/2018 thì được tiếp tục sử dụng trong năm 2018, 2019. Sau khi sử dụng hết hóa đơn này doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
  • Riêng đối với các hàng hóa, dịch vụ đặc thù sử dụng tem, vé, thẻ là hóa đơn đặc thù có ghi mệnh giá, thì các doanh nghiệp, tổ chức vẫn thực hiện đặt in tem, vé, thẻ để sử dụng như hiện hành.
  • Với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng hóa đơn tự in trực tiếp từ máy tính tiền thì vẫn được tiếp tục sử dụng như hiện hành tuy nhiên định kỳ chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế để theo dõi, giám sát.

2.Mở rộng đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử

Theo dự thảo, ngoài những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày 01/01/2018 còn mở rộng thêm nhiều đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử, cụ thể:
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế hoặc có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệ thống máy tính trước ngày 01/01/2018;
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới thành lập không lựa chọn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế;
  • Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan Thuế trước ngày 01/01/2018;
  • Doanh nghiệp vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn; doanh nghiệp có rủi ro cao về việc chấp hành pháp luật thuế.

3.Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử

  • Giảm chi phí in ấn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn
  • Nhanh chóng lập, gửi hóa đơn cho KH qua email
  • Tăng tính an toàn cho hóa đơn, tránh được rủi ro thất lạc, hư hỏng, cháy, mất hóa đơn.

4. Dịch vụ hóa đơn điện tử Misa - công cụ hữu ích làm hóa đơn điện tử

hóa đơn điện tử
Mô hình triển khai dịch vụ hóa đơn điện tử của MISA
  • Dịch vụ hóa đơn điện tử của MISA (MISA eInvoice) đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ về việc quản lý phát hành, truyền tải, lưu trữ HĐĐT theo đúng quy định của nhà nước.
  • MISA eInvoice được tích hợp trực tiếp vào các phần mềm quản trị tài chính kế toán của MISA như: MISA SME.NET, AMIS.VN,… giúp kế toán tiết kiệm được nhiều thời gian và giảm thiểu sai sót trong việc lập hóa đơn điện tử. Cụ thể, ngay sau khi kế toán lập chứng từ bán hàng ghi nhận doanh thu trên MISA SME.NET, AMIS.VN thì phần mềm sẽ tự động kế thừa toàn bộ thông tin trên chứng từ bán hàng để ghi lên hóa đơn điện tử, kế toán chỉ cần ký điện tử và gửi hóa đơn cho khách hàng. học khai báo thuế
  • Đặc biệt MISA là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ Blockchain vào dịch vụ hóa đơn điện tử do đó doanh nghiệp vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật, minh bạch trong các giao dịch điện tử.

>>>> Bài viết tham khảo: Quy định về việc lập hóa đơn

Bạn cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy để lại bình luận bên dưới, Kỹ năng kế toán sẵn sàng giúp bạn.

Kỹ năng kế toán - Chia sẻ kinh nghiệm - Kết nối thành công

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Kê khai sót hóa đơn phải xử lí thế nào?

Kê khai sót hóa đơn phải xử lí thế nào?

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo