Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 23/01/2018 26 phút đọc
Thuế thu nhập cá nhân là một nội dung khá phức tạp. Vì vậy để hiểu cách tính thuế thu nhập cá nhân, chúng ta cần hiểu những nội dung liên quan như thu nhập tính thuế, thuế suất,.... Và toàn bộ những thông tin về thuế thu nhập cá nhân, về cách tính thuế, thuế suất thuế thu nhập cá nhân,...được Kỹ năng kế toán đưa tin trong bài viết dưới đây.

Thuế TNCN là gì?
– Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh trên một số khoản TNCN mà cá nhân phải trích nộp vào ngân sách nhà nước.
– Đối tượng nộp thuế TNCN:
+ Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập
+ Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam có thu nhập(cá nhân khác định cư tại VN)
+ Người nước ngoài làm việc và có thu nhập tại VN khóa học kế toán thuế

I. Cách tính thuế TNCN

– Tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần gồm: Hợp đồng lao động > 3 tháng (kể cả khi ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên tại nhiều nơi, cá nhân ký hợp đồng > 3 tháng nhưng nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng lao động)
– Thời điểm tính thuế TNCN là thời điểm chi trả.
– Căn cứ để tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh là: Thu nhập tính thuế, thuế suất và được tính theo biểu lũy tiến từng phần.
– Công thức tính thuế TNCN: học xuất nhập khẩu ở đâu

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

1. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
a. Tổng thu nhập là tổng các khoản thu nhập bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản TNCN khác có tính chất tiền lương, tiền công, bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp…cách tính thuế TNCN năm 2016. fca incoterm 2010

b. Các khoản được miễn thuế bao gồm:

- Tiền phụ cấp ăn trưa, giữa ca:

+ Nếu Doanh nghiệp tổ chức bữa ăn (tự nấu ăn) hay mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì được miễn hết (không bị giới hạn)

+ nếu phụ cấp vào tiền lương (chi bằng tiền) thì:

  • Từ tháng 9/2016 trở về trước: được miễn tối đa 680.000 đồng/người/tháng (theo thông tư số 18/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013)
  • Từ tháng 10/2016: được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng (theo thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH)
  • Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động

– Tiền phụ cấp trang phục:
+ Nếu nhận được bằng tiền được miễn tối đa 5 triệu/năm
+ Nếu nhận được bằng hiện vật được miễn toàn bộ
+ Nếu vừa nhận được tiền vừa nhận được hiện vật thì phần nhận được bằng hiện vật không bị tính thuế còn phần tiền vẫn bị khống chế 5 triệu/năm. hợp đồng thuê nhà xưởng

-Phụ cấp điện thoại:

+ Nếu khoán chi: được miễn thuế theo quy định của công ty. Ví dụ Công ty ký hợp đồng lao động với nhân viên. Thỏa thuận phụ cấp tiền điện thoại là 500.000 đồng/tháng thì nhân viên đó được miễn 500.000 đồng tiền phụ cấp điện thoại này. Nếu nhân viên đó nhận được cao hơn 500.000 đồng thì phần cao hơn sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN (Theo công văn số 5274/TCT=TNCN ngày 09/1/2015 và công văn 1166/TCT - TNCN được ban hành ngày 21/3/2016).

+ Nếu phụ cấp theo tiêu dùng thực tế: Được miễn hết (phải có hóa đơn tiền điện thoại mang theo tên công ty, địa chỉ, mã số thuế của công ty chi trả thu nhập).

-Tiền làm thêm giờ ban đêm, làm thêm giờ cao hơn so với làm việc ban ngày, giờ hành chính. Ví dụ:

Ban ngày bạn làm được 25 nghìn/h nhưng bạn làm thêm giờ bạn đêm được trả 40 nghìn/h, số chênh lệch là 15 nghìn/h, số tiền này bạn được miễn thuế.

-Các khoản phúc lợi:

+ Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiểu, hỉ cho ban r thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (theo khoản 5 điều 11 của TT 92/2015/TT-BTC. lớp học kế toán

+ Đối với các khoản chi trực tiếp cho người lao động, công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân để tính thuế thu nhập cá nhân (theo công văn 34440/CT-HTr, ngày 5/6/2015 của Cục thuế Hà Nội).

-Về khoản tiền công tác phí: Trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như: Tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được miễn khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

(Theo công văn 1166/TCT-TNCN được ban hành ngày 21/3/2016)

Bên cạnh những khoản được miễn tính thuế thu nhập cá nhân kể trên, còn rất nhiều khoản thu nhập khác cũng được trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân. Bạn vui lòng tham khảo tại đây:

Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân

-Các khoản phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại:

Ngày 25/5/2017, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 2192/TCT-TNCN về chi phí xăng xe theo mức cố định hàng tháng cho nhân viên như sau:

Chi phí xăng xe cho người lao động theo mức cố định hàng tháng để phục vụ cho việc đi lại của cá nhân, không phải đi công tác thì khoản khoản chi phí xăng xe này được miễn tính thuế TNCN.

Có nghĩa là:

+ Nếu phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại thuộc về công tác phí thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

+ Nếu khoản tiền phụ cấp xăng xe, phụ cấp đi lại được hưởng cố định hàng tháng trên bảng lương thì khi nhận khoản tiền này sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN ( tức là không được miễn thuế).

cách tính thuế thu nhập cá nhân

2. Các khoản giảm trừ bao gồm:

-Giảm trừ gia cảnh:

+ Bản thân người nộp thuế: 9 triệu/ tháng

+ Người phụ thuộc: 3, 6 triệu/người/tháng (phải được đăng ký với cục Thuế)
+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc: BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

+ Mức đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện được trừ ra khỏi thu nhập khi xác định thu nhập tính thuế tối đa không quá 1 triệu đồng/tháng, bao gồm cả số tiền do người sử dụng lao động đóng cho người lao động và cả số tiền do người lao động tự đóng (nếu có). (Theo điểm 3, khoản 8, điều 2 của NĐ 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 - hướng dẫn thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều luật về thuế (luật sửa đổi số 71/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015)
+ Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học cũng được trừ nhưng phải có giấy chứng nhận của các tổ chức.

II. Thuế suất

Thuế suất dùng để tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tức là tính theo Bậc thu nhập, mỗi bậc thu nhập có một mức thuế riêng. Điều này được quy định tại khoản 2, điều 7 và phụ lục: 01/PL-TNCN dưới đây:

BậcThu nhập tính thuế (TNTT) /thángThuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 triệu đồng (trđ)5%0 trđ + 5% TNTT5% TNTT
2Trên 5 trđ đến 10 trđ10%0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ10% TNTT – 0,25 trđ
3Trên 10 trđ đến 18 trđ15%0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ15% TNTT – 0,75 trđ
4Trên 18 trđ đến 32 trđ20%1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ20% TNTT – 1,65 trđ
5Trên 32 trđ đến 52 trđ25%4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ25% TNTT – 3,25 trđ
6Trên 52 trđ đến 80 trđ30%9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ30 % TNTT – 5,85 trđ
7Trên 80 trđ35%18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ35% TNTT – 9,85 trđ

TỔNG KẾT CÁC CÔNG THỨC TÍNH THUẾ TNCN:

1.Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

2.Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

3.Thu nhập chịu thuế = Tổng lương nhận được - các khoản được miễn thuế.

Các bước tính thuế thu nhập cá nhân, các bạn tham khảo tại đây: Các bước tính thuế TNCN

Mặc dù cách tính thuế thu nhập cá nhân đã được chúng tôi trình bày rất chi tiết ở trên nhưng chắc chắn còn nhiều bạn vẫn rất mông lung. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về các cách tính thuế TNCN.

Tính thuế thu nhập cá nhân của Anh Hùng trong tháng 12 năm 2017.

1.Xác định thu nhập chịu thuế của anh Hùng:

Tổng thu nhập của anh Hùng trong tháng 12/2017 là:

18.000.000 + 750.000 + 400.000 = 19.150.000

Trong đó anh Hùng được miễn:

  • Tiền phụ cấp ăn trưa (theo quy định tiền phụ cấp ăn trưa được miễn tối đa là 730.000 (như vậy anh Hùng được miễn 730.000 còn 30.000 phải chịu thuế).
  • Phụ cấp điện thoại: 400.000 đồng
  • Anh Hùng đóng các khoản bảo hiểm theo lương: 18 triệu
  • BHXHBHYTBHTNTổng
    18.000.000 x 8%18.000.000 x 1,5%18.000.000 x 1%1.890.000

Anh Hùng có 1 con nhỏ, đã đăng ký với cục thuế.

Vậy thu nhập chịu thuế của anh Hùng là:

19.150.000 - 730.000 - 400.000 = 18.020.000

2.Các khoản được giảm trừ

  • Bản thân anh Hùng: 9.000.000
  • Người phụ thuộc: 1 con là: 1 x 3.600.000 = 3.600.000
  • Tiền đóng bảo hiểm: 1.890.000

=> Tổng các khoản được giảm trừ là : 9.000.000 + 3.600.000 + 1.890.000 = 14.490.000

3.Thu nhập tính thuế của anh Hùng là:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ

= 18.020.000 - 14.490.000 = 3.530.000

Như vậy, thu nhập tính thuế của anh Hùng là 3.530.000 thuộc bậc 1 trong biểu thuế suất và có cách tính là : 5% *TNTT

=> Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của anh Hùng trong tháng 12 năm 2017 là:

5% x 3.530.000 = 176.500 đồng.

Mong rằng với những nội dung và ví dụ cụ thể ở trên, các bạn sẽ hiểu hơn về cách tính thuế thu nhập các nhân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân được tham khảo từ kế toán Lê Ánh

Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Cách xử lí khi viết sai hóa đơn GTGT

Cách xử lí khi viết sai hóa đơn GTGT

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo