Cách xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 6 phút đọc

Việc hóa đơn bị mất, chảy, hỏng không phải là trường hợp hiếm xảy ra. Điều quan trọng là chúng ta biết cách xử lí trong tình huống cháy, hỏng, hoặc mất hóa đơn. Ở bài viết này, Kỹ năng kế toán sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn.

>>>> Xem thêm: Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân

1.Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Khóa học kế toán cho người mới bắt đầu

2.Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. học xuất nhập khẩu

3.Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

4.Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.

>>> Tham khảo thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân mới nhất

Mong rằng với sự hướng dẫn ở trên bạn đã biết cách xử lí trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn. Đồng thời, bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là bạn cần bảo quản hóa đơn thật cẩn thận. Bởi hóa đơn là chứng từ đặt dưới sự kiểm soát và kiểm tra của cục thuế, thông tin phải thật chính xác và rõ ràng.

Trên đây là cách xử lý hóa đơn khi bị mất, cháy hỏng. Mong bài viết sẽ có ích cho các bạn. hoc ke toan thuc te

Kỹ năng kế toán - chia sẻ để thành công!

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân

Các khoản phụ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân

Bài viết tiếp theo

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo