Hướng dẫn phân bổ cung cụ dụng cụ

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 19/07/2024 15 phút đọc

Trong bài viết dưới đây Kỹ năng kế toán sẽ hướng dẫn các bạn phân bổ công cụ dụng cụ chính xác. Khi công ty mua tài sản về sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh (không phải để bán), nếu nguyên giá của tài sản không đủ 30 triệu để làm tài sản cố định (TSCĐ), thì kế toán xác định đó là CCDC.

Thời gian phân bổ cung cụ dụng cụ

Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,... không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.” - Theo Điều 6 điểm 2.2 của Thông tư 78/2014/TT-BTC về Thuế thu nhập doanh nghiệp hoc ke toan online

Như vậy, thời gian phân bổ CCDC không được quá 36 tháng (tức là không được quá 3 năm). Khi chi phí phân bổ từ năm thứ 4 trở đi sẽ không được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). chứng chỉ kế toán trưởng

DANH MỤC CÔNG CỤ DỤNG CỤ (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ. Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu. Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

  • Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất xây lắp;
  • Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì;
  • Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành, sứ;
  • Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng;
  • Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,...

Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ

Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ

Có 2 phương pháp phân bổ CCDC là: Phân bổ theo thời gian và phân bổ 2 lần.

  • Phân bổ theo thời gian là chia đều cho các kỳ (số kỳ sử dụng), hàng tháng sẽ trích vào chi phí giá trị như nhau (Ngoài thực tế doanh nghiệp thường hay sử dụng phương pháp phân bổ này).
  • Phân bổ 2 lần là phân bổ vào lúc xuất dùng và lần báo hỏng theo tỷ lệ 50:50

Trường hợp CCDC có giá trị nhỏ, là vật rẻ tiền, mau hỏng thì có thể hạch toán thẳng vào chi phí và không cần phải nhập - xuất kho. Khi đó kế toán ghi: học về xuất nhập khẩu online

Nợ TK 627/641/642…

Nợ TK 1331 (Nếu có)

Có 331/111/…

Việc này đơn vị cần ban hành quy định về quản lý CCDC.

Ví dụ: Nếu CCDC có giá trị dưới 1 triệu thì hạch toán hết vào chi phí.

Chú ý: Các trường hợp mua CCDC chuyển thẳng vào sử dụng chỉ phù hợp cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ hay thương mại; các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng cần thiết thông qua nhập và xuất kho CCDC

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu về công cụ dụng cụ

Quy trình phân bổ công cụ dụng cụ gồm 6 bước và cách hạch toán chi tiết như sau:

Bước 1. Mua công cụ dụng cụ

Tùy thuộc vào tính chất của CCDC mà kế toán mua hàng có thể nhập kho hoặc chuyển thẳng cho bộ phận tiêu dùng.

Nếu là mua hàng nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 153

Nợ TK 1331 (Nếu có)

Có TK 331/111/112…

Nếu là mua hàng chuyển thẳng vào dùng, kế toán ghi:

Nợ TK 142/242

Nợ TK 1331 (Nếu có)

Có TK 331/111/112…

Bước 2. Xuất dùng

Kế toán thực hiện việc xuất kho, ghi:

Nợ TK 142/242

Có 153

Chú ý: Bước này có thể bỏ qua nếu ở bước 1 đã thực hiện việc chuyển thẳng cho tiêu dùng.

Bước 3. Quản lý danh mục CCDC và xác định phương pháp phân bổ

Kế toán CCDC phải lập danh mục CCDC, khai báo các thông tin như:

  • Số kỳ phân bổ
  • Tài khoản phân bổ
  • Tính chất chi phí
  • Phòng ban quản lý,...

Ghi chú: Bước này kế toán chỉ lập sổ theo dõi CCDC mà không phải phát sinh bút toán.

Bước 4. Phân bổ công cụ dụng cụ

Hàng tháng, căn cứ vào mục đích và tính chất sử dụng CCDC đã được khai báo ở bước 3, mà chúng ta có bút đó là:

Nợ TK 627/641/642,

Có TK 142/242

Bước 5. Thanh lý công cụ dụng cụ:

Đối với công cụ dụng cụ khi thanh toán các bạn xuất hóa đơn như thanh lý TSCĐ nhé!

Nợ TK 111 số tiền thu được

Có TK 3331 Thuế (Nếu DN hạch toán theo phương pháp khấu trừ)

Có TK 711

Với giá trị còn lại của công cụ dụng cụ các bạn cho vào chi phí luôn trong kỳ thanh lý đó:

Nợ TK 627/641/642: Giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC

Có TK 142/242 giá trị còn lại chưa phân bổ của CCDC

Bước 6. Báo hỏng công cụ dụng cụ

Bước này có thể không xảy ra, nếu không hỏng. Nếu có CCDC bị báo hỏng thì kỳ đó sẽ trích toàn bộ giá trị còn lại (Số dư 142/242 tương ứng với CCDC) vào chi phí.

Chú ý: Việc báo hỏng không làm phát sinh bút toán, việc này được thực hiện trong tháng và trước khi thực hiện phân bổ cho tháng đó.

Như vậy Kỹ năng kế toán đã hướng dẫn các bạn cách phân bổ công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp một cách chi tiết. Để nắm vững các nghiệp vụ kế toán các bạn nên tham khảo một số khóa học kế toán thực hành để được hướng dẫn làm kế toán trên chứng từ thực tế. Tham khảo: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu rẻ và uy tín nhất?

Học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu rẻ và uy tín nhất?

Bài viết tiếp theo

Quản Lý Sổ Sách Kế Toán: Các Bước Cơ Bản

Quản Lý Sổ Sách Kế Toán: Các Bước Cơ Bản
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo