Hướng dẫn xây dựng thang bảng lương năm 2019

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 03/10/2024 18 phút đọc

Doanh nghiệp muốn sử dụng thang bảng lương cho nhân viên, NLĐ của mình, trước tiên phải đăng ký thang bảng lương với cơ quan có thẩm quyền, sau khi được phê duyệt mới được cho áp dụng để tính lương. Bài viết sau đây kỹ năng kế toán sẽ hướng dẫn thủ tục xây dựng thang bảng lương mới nhất.

Hồ sơ đăng ký thang bảng lương 

Bao gồm:

- Công văn gửi Phòng Lao động thương binh và xã hội

- Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương

- Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

- Bảng hệ thống thang, bảng lương tự học kế toán online miễn phí  

- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

- Khai trình sử dụng lao động lần đầu hoặc định kỳ (nếu chưa nộp trước đó)

- Quy chế lương, bảng phụ cấp (xây dựng để phục vụ cho công việc quyết toán thuế TNCN và đóng BHXH)

- Văn bản xác nhận không có công đoàn cơ sở do Liên đoàn lao động ký đóng dấu (nếu không có tổ chức Công đoàn cơ sở)

Lưu ý : Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại và đi nộp trực tiếp kèm theo Giấy giới thiệu và CMND.

>>>Tham khảo thêm: review học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Hướng dẫn chi tiết cách lập hồ sơ thang bảng lương 

1. Công văn gửi Phòng Lao động thương binh xã hội:

Lập theo mẫu trên. Mức lương tối thiểu vùng xin áp dụng không được thấp hơn quy định tại thời điểm lập Thang bảng lương.

 

Công văn gửi Phòng Lao động thương binh xã hội

Công văn gửi Phòng Lao động thương binh xã hội

 

Năm 2019, mức lương tối thiểu áp dụng theo nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Và nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. học kế toán tổng hợp online  

2. Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương

Lập theo mẫu sau:

 

Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương

Quyết định ban hành hệ thống thang, bảng lương

 

3. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

Lập theo mẫu, có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Thư ký và đại diện Công đoàn cơ sở.

 

Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

 

Trường hợp đơn vị không có Công đoàn cơ sở thì có ký xác nhận của đại diện cán bộ công nhân viên.

4. Hệ thống thang bảng lương

Căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình.

Bậc lương: học chứng chỉ kế toán trưởng ở đâu  

- Số lượng bậc lương phụ thuộc vào lựa chọn xây dựng của đơn vị, thường thì các doanh nghiệp hay xây dựng 10 bậc. Người lao động khi mới vào làm việc sẽ áp dụng bậc 1, và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp mỗi lần sẽ lên 1 bậc, các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc.

- Mức lương bậc 1 tại các nhóm: yêu cầu thỏa mãn điều kiện:

+ Lao động đã qua đào tạo phải cao hơn ít nhất là 7% mức lương tối thiểu vùng

+ Giữa các nhóm chức danh phải có sự chênh lệch lương tối thiểu 5%

- Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. Và các nhóm vị trí công việc sau cũng xây dựng tương tự, lấy bậc 1 làm gốc, các bậc tiếp theo trong cùng một nhóm vị trí công việc cao hơn ít nhất bằng 5% của bậc trước liền kề. (Theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 7 nghị định 49/2013/NĐ-CP)

Nhóm chức danh, vị trí công việc: Căn cứ vào chức danh, vị trí công việc thực tế tại doanh nghiệp các bạn, với những nhóm cùng chung một mức lương, các bạn có thể gộp chung vào một nhóm và hưởng mức lương như nhau.

- Mức lương tối thiểu áp dụng: Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm lập Thang bảng lương , từ 01/01/2019 theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Lưu ý:

- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; học kế toán online miễn phí  

- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

5. Xây dựng bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

Tuỳ theo đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình.

 

bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

 

Quy định chi tiết cho mỗi vị trí công việc theo hệ thống thang, bảng lương đã xây dựng.

6. Khai trình sử dụng lao động

Trường hợp đơn vị chưa nộp Khai trình sử dụng lao động, thì tại hồ sơ này đơn vị doanh nghiệp nộp bổ sung luôn.

Đơn vị căn cứ thời điểm lập thang bảng lương để áp dụng mẫu:

- Khai trình việc sử dụng lao động khi bắt đầu hoạt động kế toán online  

- Báo cáo tình hình thay đổi về lao động 6 tháng đầu năm hoặc cuối năm

7. Quy chế trả lương, thưởng, chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp tự xây dựng theo đặc thù sản xuất kinh doanh, định mức và quy định của công ty.

IN HỒ SƠ: In hồ sơ làm 2 bộ, đóng quyển hồ sơ tất cả các tài liệu theo hướng dẫn và thứ tự như trên (không đóng công văn vào trong quyển hồ sơ), và đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NỘP HỒ SƠ: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại 1 trong các địa điểm:

- Phòng Lao động thương binh xã hội quận/huyện

- Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND quận/huyện.

Nguồn tham khảo: Kế toán Lê Ánh  

Mong bài viết của kỹ năng kế toán sẽ hữu ích với bạn!  

>>>>Bài viết xem thêm: Nội dung cơ bản của kế toán tiền lương

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Các loại chứng từ cần in cuối năm và cách lưu trữ

Các loại chứng từ cần in cuối năm và cách lưu trữ

Bài viết tiếp theo

Top 7 Sai Lầm Thường Gặp Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Top 7 Sai Lầm Thường Gặp Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo