Hướng dẫn cách ghi sổ Nhật Ký chung trên excel

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 18/07/2024 8 phút đọc

Ghi sổ bằng hình thức Nhật ký chung là tất cả các Nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật Ký Chung, theo trình tự theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Các số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

>>>>Tham khảo thêm: khoá học kế toán cho người mới bắt đầu

1. Mẫu sổ Nhật ký chung

NKC_EXCEL

2. Hướng dẫn cách vào sổ nhật ký chung cụ thể như sau:

Cách ghi sổ Nhật ký chung cụ thể như sau:

- Cột ngày tháng ghi sổ: là ngày tháng thực hiện ghi sổ . Chú ý : Ngày tháng ghi sổ sẽ phải bằng hoặc sau ngày chứng từ.

- Cột chứng từ:

+ Số hiệu: là số hiệu của hóa đơn chứng từ. Nếu là hoá đơn các bạn ghi số hoá đơn, còn các chứng từ khác các bạn ghi số hiệu của chứng từ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khác không có chứng từ kế toán ghi PKT…(phiếu kế toán) Từng loại cụ thể như sau:

Hóa đơn: là số hóa đơn, ví dụ: 0234456

Phiếu thu: ghi là PT001, PT...

Phiếu chi: ghi là PC...

+ Ngày tháng: Là ngày ghi trên hóa đơn - chứng từ

- Cột Diễn Giải: Là nội dung tóm tắt nhưng đầy đủ thông tin của một chứng từ. Thông thường nội dung ghi trên hóa đơn chứng từ ghi như thế nào thì chúng ta thể hiện trên số nhật ký chung như vậy.

- Cột TK Nợ/Có: Là Cột định khoản Nợ/Có cho các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản Nợ ghi trước, tài khoản Có ghi sau nên học kế toán thực hành ở đâu

- Cột TK đối ứng: Theo dõi TK đối ứng cho những TK đã định khoản bên cột TK Nợ/Có. Trong khi làm trên Excel kế toán nên sử dụng công thức để lấy TK đối ứng để vừa nhanh cho lần đầu, và tiện lợi cho việc sửa chữa (sửa bên TK Nợ - TK có là bên cột TK đối ứng tự sửa theo).

Ví dụ: Mua hàng nhập kho, nhưng chưa trả tiền cho nhà cung cấp (Cty Rượu nhập ngoại Ánh Ngân), VAT10% .

bài-tập

- Cột Số phát sinh Nợ: Ghi số tiền tương ứng với TK ghi Nợ

- Cột số phát sinh Có : Ghi số tiền tương ứng với TK ghi Có

Lưu ý: Số tiền thuế (nếu có ) = Số tiền hàng hoặc Doanh thu nhân ( x) với Thuế suất.

(Trường hợp nghiệp vụ có một TK Nợ và nhiều TK Có, thì số tiền ở TK nợ bằng (=) tổng số tiền của các TK Có hoặc ngược lại ) học kế toán ở đâu tốt nhất hà nội

- Cột số dư Nợ/Dư Có: Phục vụ cho việc in sổ chi tiết cuối kỳ.

Sau khi định khoản hết các bút toán của một tháng trên NKC thì thực hiện “ Tổng cộng số phát sinh Nợ/Có “ của cả tháng đó lại bằng hàm SUBTOTAL

Cú pháp hàm: = SUBTOTAL(9; dãy ô cần tính tổng)

Tổng phát sinh bên Nợ: = Subtotal (9;H13:H190)

Tổng phát sinh bên Có: = Subtotal(9;H13:H190)

(Số 9 là cú pháp mặc định của hàm cho việc tính tổng)

>>>>Bài viết xem thêm: thủ thuật excel dùng cho kế toán

Nguồn tham khảo: Kế toán Lê Ánh

Mong bài viết của kỹ năng kế toán sẽ hữu ích với bạn!

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Hạch toán tài khoản 214 – Khấu hao TSCĐ

Hạch toán tài khoản 214 – Khấu hao TSCĐ

Bài viết tiếp theo

Bút Toán Kép Là Gì?

Bút Toán Kép Là Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo