Bí quyết học và ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán
Trong quá trình làm kế toán, bạn có thể tra bảng hệ thống tài khoản kế toán mà không cần thuộc. Nhưng việc này gây bất tiện và mất thời gian tìm kiếm. Hơn nữa còn làm giảm tính chuyên nghiệp trong công việc. Bởi vậy, ngay từ khi đang học, bạn đã cần thuộc hệ thống tài khoản kế toán.
Việc học thuộc, nhớ hệ thống tài khoản kế toán cũng giống như việc học bảng chữ cái, đó là bắt buộc, là cái gốc để xây dựng lên kinh nghiệm, sự nghiệp kế toán của các bạn .
Xem thêm: Các chứng chỉ kế toán – tài chính uy tín của một kế toán viên chuyên nghiệp
Bài viết sau sẽ giới thiệu bí quyết để các bạn học thật nhanh và nhớ thật lâu bảng hệ thống kế toán:
1. Sự sắp xếp trật tự các loại tài khoản trong bảng hệ thống
- Hệ thống tài khoản kế toán được sắp xếp theo tính thanh khoản. Đối tượng mà tài khoản phản ánh càng thanh khoản thì càng ở trên đầu.
Ví dụ: tài khoản 111 (tiền mặt) so với tài khoản 213 (TSCĐ vô hình)
- Hệ thống tài khoản được sắp xếp theo trật tự
+ Tiền, hàng hóa và tài sản: TK đầu 1 và đầu 2
+ Nợ phải trả, phải nộp: TK đầu 3
+ Nguồn vốn, Chủ sở hữu: TK đầu 4
+ Doanh thu, doanh thu khác: TK đầu 5, đầu 7
+ Chi phí, chi phí khác: TK đầu 6 , đầu 8
+ Tập hợp, kết chuyển chi phí và doanh thu: TK 911
2. Học từng loại Tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán cũng có kết cấu như một bảng chữ cái, cần phải học từ trên xuống và học theo tính chất. lớp học kế toán
Để tránh bị rối khi nhìn vào bảng hệ thống tài khoản, đồng thời dễ dàng trong quá trình hạch toán Nợ / Có, bạn nên chia hệ thống tài khoản theo loại tài khoản để học.
a) Tài khoản đầu 1 “tài sản ngắn hạn”
Loại này có 20 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 1, trong đó:
- Bắt đầu bằng số 11 là ba loại tiền, bao gồm 111, 112, 113 - đây là các tài khoản rất quan trọng mà bạn phải nhớ đầu tiên.
- Bắt đầu bằng số 15 là tám loại tài khoản liên quan đến hàng hóa và chi phí dở dang, bao gồm 151, 152, 153, …, 158.
- Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý đến các tài khoản: 131, 133, 141. Nên nhớ kỹ tài khoản cấp 2 của thuế GTGT được khấu trừ (133).
b) Tài khoản đầu 2 “Tài sản dài hạn”
Loại này có 13 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 2, trong đó:
- Bắt đầu bằng số 21 là năm loại tài khoản liên quan đến tài sản cố định, trong đó cần lưu ý đến tài khoản 211 và 214.
- Bắt đầu bằng số 22 là bốn loại tài khoản liên quan đến việc đầu tư và dự phòng tổn thất.
- Bắt đầu bằng số 24 là tài khoản dùng trong các trường hợp trích trước hoặc trả trước.
c) Tài khoản đầu 3 “Nợ phải trả” lop hoc ke toan
Loại này có 15 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 3, trong đó:
- Bắt đầu bằng số 33 là bảy tài khoản phải trả cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân. Trong đó, cần nhớ tài khoản 331, 333, 334 và các tài khoản cấp 3 của tài khoản 333.
- Bắt đầu bằng số 35 là bốn tài khoản theo dõi các quỹ trong doanh nghiệp.
d) Tài khoản đầu 4 “vốn chủ sở hữu”
Loại này có 11 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 4, trong đó:
- Bắt đầu bằng số 41 là bảy tài khoản liên quan đến vốn chủ sở hữu và đánh giá vốn chủ sở hữu.
- Bắt đầu bằng số 46 là hai tài khoản nguồn kinh phí hình thành vốn chủ sở hữu.
- Lưu ý đặc biệt đến tài khoản 421.
e) Tài khoản đầu 5 “Doanh thu”
Loại này có 3 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 5, bao gồm
- Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tài khoản 515: Doanh thu hoạt động tài chính
- Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
g) Tài khoản đầu 6 “chi phí sản xuất, kinh doanh”
Loại này có 10 tài khoản, bắt đầu bằng số thứ tự 6, trong đó
- Bắt đầu bằng 62 là bốn tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh.
- Bắt đầu bằng 64 là hai tài khoản chi phí gián tiếp.
h) Tài khoản đầu 7 “thu nhập khác”, 8 “chi phí khác”, 9 “xác định kết quả kinh doanh”
Mỗi loại tài khoản này chỉ có 1 hoặc 2 tài khoản, rất dễ nhớ và phải nhớ.
3. Một số mẹo nhỏ để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán
- Tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2, có kết thúc là chữ số 8: thường mang tính chất khác. Ví dụ: TK 138 (phải thu khác), TK 2118 (TSCĐ khác), …
- Tài khoản 214, 229, 352, 521 là những tài khoản đặc biệt có tính chất làm giảm giá, có kết cấu ngược với các tài khoản cùng loại
- Các tài khoản có tính đối ứng và bù trừ:
- Tài khoản 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính, mở chi tiết theo đối tượng.
- Tài khoản 214 và 211, 213.
- Tài khoản 133 và 333.
Khi làm nghiệp vụ, nên làm đi làm lại, nhớ kết cầu tài khoản, nhớ đối ứng của tài khoản này với tài khoản khác thường phát sinh như thế nào.
Chuyện nhớ bảng hệ thống phải dựa vào quá trình luyện tập và thời gian chứ không thể học vẹt hoặc học thuộc nhồi nhét trong một lúc. Để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán lâu và sâu sắc, bạn phải chăm chỉ làm bài tập định khoản và tiếp xúc với các nghiệp vụ thực tế, qua việc đi làm và đi học tại những nơi có điều kiện cho bạn thực hành.
Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!
>>>Xem thêm: Quy định xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa