Hướng dẫn điền phiếu nhập kho, phiếu xuất kho chi tiết
Lập phiếu nhập kho, xuất kho nghe có vẻ dễ dàng, tuy nhiên bạn đã biết cách điền thông tin vào phiếu chính xác và đầy đủ chưa?
Bài viết sau đây Kỹ năng kế toán sẽ cung cấp cách điền các thông tin trên phiếu nhập kho, xuất kho chuẩn nhất. Các bạn tham khảo nhé.
>>>Xem thêm: Hạch toán chi phí tài chính theo thông tư 200
I. Hướng dẫn điền phiếu nhập kho
Trước khi đi vào hướng dẫn điền phiếu nhập kho chúng ta cần hiểu được khái niệm về phiếu nhập kho và mục đích của việc viết phiếu nhập kho là gì chứng chỉ kế toán trưởng
1. Phiếu nhập kho là gì?
Phiếu nhập kho là chứng từ ghi lại, theo dõi tình hình tài sản của DN, cung cấp nhưng thông tin chi tiết liên quan đến tài sản tăng, làm cơ sở để định kỳ vào sổ báo cáo chi tiết, thẻ kho… cụ thể như sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, tài sản cố định, bảng xuất nhập tồn kho….
Mục đích: chứng chỉ kế toán trưởng
Phiếu nhập kho được lập ra nhằm giúp kế toán có thể theo dõi kịp thời, chính xác nhất các nghiệp vụ phát sinh, giúp cho quá trình quản lý dễ dàng hơn.
Mẫu phiếu nhập kho theo thông tư 133/2016:
2. Cách điền phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được lập ra khi hàng hoá, công cụ dụng cụ hay nguyên vật liệu mua đã về tới công ty bạn.
Viết phiếu nhập kho là một công việc tưởng chừng như đơn giản, ai cũng có thể viết được. Nhưng viết đúng, viết chuẩn phiếu nhập kho có vai trò vô cùng quan trọng. Nó sẽ là căn cứ để bạn xác định tài sản của doanh nghiệp.
Sau đây, Kỹ năng kế toán sẽ hướng dẫn bạn cách điền phiếu nhập kho thực tế cụ thể như sau :
Khi lập viết phiếu nhập kho bạn cần điền đầy đủ tất cả các thông tin về số phiếu, ngày tháng năm lập, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, họ tên người giao, địa điểm và các thông tin liên quan.
- Phần nội dung điền như sau: học kế toán online
+ Cột A : ghi số thứ tự các hàng hoá, dụng cụ, vật tư, nguyên vật liệu (ghi theo hoá đơn)
+ Cột B : Ghi đầy đủ tên vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá (ghi theo hoá đơn)
+ Cột C : Ghi mã số của hàng hoá, vật tư nếu có
+ Cột D : Đơn vị tính của hàng hoá, vật tư (ghi theo hoá đơn)
- Về phần số lượng: khả năng thanh toán tức thời
+ Cột 1 : Ghi đúng số lượng theo chứng từ (lệnh nhập hoặc hoá đơn)
+ Cột 2 : Ghi chính xác số lượng theo số lượng thực nhập tại kho.
Chú ý : Nếu thông thường số lượng ở 2 cột này sẽ như nhau nếu như hàng hoá không gặp bất kỳ vấn đề gì. Nhưng có một số trường hợp do bị hư hỏng, trả lại người bán hoặc không về đủ nên giao thiếu hàng, kế toán cần hết sức lưu ý ghi chính xác số lượng 2 cột này nhé !
+ Cột 3 : Đơn giá. Giá nhập kho của hàng hoá, vật tư sẽ được tính như sau :
Đơn giá = Giá mua chưa thuế của hàng hoá, vật tư + chi phí thu mua (bốc dỡ, vận chuyển..) cho một đơn vị hàng hoá, vật tư. chứng chỉ kế toán viên hành nghề
+ Cột 4 : Thành tiền.
Thành tiền = Đơn giá x Số lượng.
- Dòng cộng : Cộng các giá trị trên phiếu nhập kho theo cột số lượng, đơn giá và thành tiền.
- Dòng Tổng số tiền bằng chữ : Ghi diễn giải bằng chữ tổng số tiền ở cột thành tiền bên trên phiếu nhập kho.
- Dòng số chứng từ gốc kèm theo : Ghi số chứng từu kèm theo nếu có.
Đồng thời ghi và ký đầy đủ họ tên, ngày tháng lập phiếu nhập kho bên dưới.
Chú ý: hàm vlookup
Phiếu nhập kho được lập làm 2 liên (đối với hàng hoá, vật tư mua ngoài), 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất). Các liên này phải được ghi chép giống hệt nhau.
II. Hướng dẫn phiếu xuất kho
Cũng tương tự như ở phiếu nhập kho ở đây ta cũng cần phải hiểu như thế nào là phiếu xuất kho và mục đích của việc lập phiếu xuất kho là gì
1. Phiếu xuất kho là gì?
Phiếu xuất kho là chứng từ kế toán dùng để theo dõi lượng vật tư, công cụ dụng cụ hay hàng hoá cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp. Đây sẽ là căn cứ để kiểm tra, hạch toán chi phí trong doanh nghiệp.
Mục đích:
Phiếu xuất kho thể hiện việc xuất hàng hoá, vật tư, công cụ dụng cụ ra khỏi kho với mục đích gì? Cho ai? Bao nhiêu? Khi nào? lớp học kế toán
Mẫu phiếu xuất kho mới nhất theo thông tư 133/2016:
2. Cách viết phiếu xuất kho
Cách viết các chỉ tiêu, khoản mục trong phiếu xuất kho chi tiết như sau:
- Đơn vị/ Bộ phận: (mục góc trên bên trái) ghi rõ tên của đơn vị, bộ phận xuất kho. Hoặc có thể đóng dấu đơn vị. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu online
- Ngày tháng năm: ghi ngày tháng tại thời điểm lập phiếu.
- Số: ghi theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và phải ghi liên tục, không được ghi rời nhau.
- Nợ/ Có: ghi số tài khoản đối ứng.
- Họ tên người nhận hàng: Họ tên đầy đủ của người nhận hàng (có thể là người trong hoặc ngoài DN)
- Đơn vị (bộ phận): ghi rõ đơn vị hay bộ phận của người nhận hàng.
- Lý do xuất kho: bạn nên ghi rõ lý do xuất kho để làm gì? mục đích xuất kho.
- Các cột A, B, C, D: Bạn điền đầy đủ thông tin và các khoản mục như số thứ tự, tên hàng hoá, vật tư công cụ dụng cụ,… mã số và đơn vị tính. incoterm 2010
- Cột 1: Ghi yêu cầu xuất kho về số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá, công cụ dụng cụ…
- Cột 2: Đây là số lượng thực tế xuất kho. Số lượng thực tế xuất kho này chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số lượng yêu cầu).
- Cột 3: Kế toán thực tế ghi đơn giá của vật tư, hàng hoá.Có thể ghi tuỳ thei quy định hạch toán của DN.
- Cột 4: Thành tiền của từng loại vật tư, hàng hoá cụ thể xuất kho. (Thành tiền = Số lượng thực nhập * đơn giá).
- Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của số vật tư, hàng hoá thực tế đã xuất kho.
- Tổng số tiền viết bằng chữ : Ghi tổng số tiền trên Phiếu xuất kho bằng chữ viết.
- Số chứng từ gốc kèm theo nếu có.
Chú ý: khóa học kế toán thuế
- Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên giống nhau.
- Khi phiếu xuất kho được lập xong, người lập phiếu, kế toán trưởng ký và sau đó chuyển sang Giám đốc, người có uỷ quyền xác nhận và ghi rõ họ tên. Và giao cho người nhận cầm phiếu xuất kho xuống kho gặp thủ kho để nhận hàng hoá, vật tư…
- Sau khi vật tư, công cụ, hàng hoá đã được xuất kho thì thủ kho ghi vào cột số 2 về số lượng thực xuất của từng loại, ghi đầy đủ ngày tháng năm xuất kho. Đồng thời ký tên và cùng người nhận ký tên và ghi rõ họ tên đầy đủ.
- Liên 1 của phiếu xuất kho sẽ được lưu lại ở bộ phận lập phiếu.
- Liên 2 sẽ do thủ kho giữ. Thủ kho giữ lại để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho bộ phận kế toán để kế toán ghi cột 3 và 4 và hạch toán ghi sổ kế toán.
- Liên 3 do người nhận hàng hoá, vật tư, công cụ dụng cụ giữ để theo dõi ở bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo: Trung tâm kế toán Lê Ánh
Mong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn, kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!
>>>Tham khảo ngay: Nên học kế toán thực hành tổng hợp ở đâu?