Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 04/01/2019 16 phút đọc

Cuối năm 2018, Bộ tài chính đã ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ áp dụng đối các doanh nghiệp siêu nhỏ. Sắp tới sẽ có thông tư chính thức từ Bộ Tài Chính doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ không còn phải áp dụng chế độ kế toán phức tạp như trước, sẽ được đơn giản hoá hơn rất nhiều.

>>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế

Thế nào được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ?

Với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng: Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Với lĩnh vực thương mại, dịch vụ: : Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. kpi cho nhân viên kinh doanh

Một số điểm lưu ý trong dự thảo này:

1. Áp dụng chế độ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán quy định tại Thông tư này nhưng cũng có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và các văn bản liên quan cho phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ chế độ kế toán áp dụng và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán áp dụng chỉ được thực hiện tại thời điểm đầu năm tài chính tiếp theo.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán trong Thông tư này không được sử dụng đơn vị tiền tệ khác ngoài Đồng Việt Nam. lớp học thực hành kế toán tổng hợp

3. Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

- Các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.

- Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Thông tư này không cấm bố trí người làm kế toán là:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của người đại diện theo pháp luật, của giám đốc hoặc tổng giám đốc, của phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính- kế toán và của kế toán trưởng (phụ trách kế toán) doanh nghiệp.

+ Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ hoặc người được giao thường xuyên mua, bán tài sản của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng Thông tư này được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Danh sách đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được công bố và cập nhật định kỳ trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

4. Chế độ kế toán

Chế độ kế toán đối với những Doanh nghiệp nộp thuế TNDN theo phương pháp thu nhập tính thuế.

a) Chứng từ kế toán

- Phiếu thu tiền mặt;

- Phiếu chi tiền mặt;

- Phiếu nhập kho;

- Phiếu xuất kho;

- Biên bản bàn giao tài sản cố định;

- Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động;

- Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng;

- Giấy nộp thuế vào NSNN;

- Giấy báo nợ của ngân hàng.

Ngoài các chứng từ kế toán nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng chứng từ kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Sổ kế toán

Sổ kế toán tổng hợp

- Sổ Nhật ký sổ cái;

Sổ kế toán chi tiết

- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa;

- Sổ tài sản cố định;

- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán;

- Sổ chi tiết thanh toán các khoản nợ phải trả;

- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế);

- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp);

- Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh;

- Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ;

- Sổ chi tiết thuế GTGT đầu ra;

- Sổ tiền gửi ngân hàng.

Ngoài các sổ kế toán nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng sổ kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Tài khoản kế toán

- Tài khoản 111 - Tiền;

- Tài khoản 131- Các khoản nợ phải thu;

- Tài khoản 152- Hàng tồn kho;

- Tài khoản 211- Tài sản cố định

- Tài khoản 331 - Các khoản nợ phải trả;

- Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước;

- Tài khoản 411 - Vốn chủ sở hữu;

- Tài khoản 511 - Các khoản doanh thu và thu nhập;

- Tài khoản 632- Các khoản chi phí.

Ngoài các tài khoản kế toán nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng tài khoản kế toán tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

d) Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính gồm thông tin:

- Tình hình Tài sản;

- Nợ phải trả;

- Vốn chủ sở hữu;

- Các khoản doanh thu và thu nhập;

- Các khoản chi phí;

- Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

Tên báo cáo tài chính:

- Báo cáo tình hình tài chính;

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài các báo cáo tài chính nêu trên, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng báo cáo tài chính tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lập báo cáo tài chính

Hằng năm, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, đồng thời lưu trữ tại doanh nghiệp để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra.

>>>Bài viết hay: học kế toán ở đâu tốt nhất tại Hà Nội

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

Lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo