Điều kiện ghi nhận doanh thu hàng được trả lại
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có chính sách đổi trả hàng trong thời gian nhất định. Những trường hợp khách hàng trả lại hàng đã mua, doanh nghiệp sẽ phải xử lý như thế nào, ghi nhận doanh thu như thế nào cho đúng quy định.
Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về điều kiện ghi nhận doanh thu đối với hàng được trả lại. Thông tư 200/2014/TT-BTC đã bổ sung làm rõ điều kiện ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán số 14. Đó là điều kiện ghi nhận doanh thu đối với hàng được trả lại. Kỹ năng kế toán xin chưa sẻ cùng các bạn nghiệp vụ này
>>>Bài viết hay: học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại Hà Nội
1. Theo chuẩn mực kế toán
Chuẩn mực kế toán số 14, tại đoạn 10 quy định như sau:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; khóa học trưởng phòng hành chính nhân sự
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
2. Theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 79 quy định về nguyên tắc kế toán tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
“1.3. Điều kiện ghi nhận doanh thu
a) Doanh nghiệp chỉ ghi nhận doanh thu bán hàng khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho người mua;
– Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; fca là gì
– Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Khi hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá (trừ trường hợp khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác);
– Doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
– Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.”
Căn cứ theo quy định trên thì thông tư 200/2014/TT-BTC đã bổ sung làm rõ quy định về điều kiện doanh thu được xác định tương đối chắc chắn như sau:
– Hợp đồng quy định người mua được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá, đã mua theo những điều kiện cụ thể, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận doanh thu khi những điều kiện cụ thể đó không còn tồn tại và người mua không được quyền trả lại sản phẩm, hàng hoá. hợp đồng thuê nhà đơn giản
– Nếu khách hàng có quyền trả lại hàng hóa dưới hình thức đổi lại để lấy hàng hóa, dịch vụ khác thì vẫn ghi nhận doanh thu từ thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán Đồ điện tử, trong đó riêng với tủ lạnh có chính sách trong vòng 5 ngày nếu tủ lạnh đó bị lỗi phần mềm do nhà sản xuất thì:
Trường hợp 1: Khách hàng được trả lại tủ lạnh.
+ Số tiền khách hàng thanh toán tủ lạnh tại thời điểm mua kế toán ghi nhận là khoản ứng trước của người mua.
Khi khách hàng giao tiền nhận máy, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112
Có TK 131
+ Doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu khi sau 5 ngày không thấy khách hàng đến trả lại tủ lạnh.
Sau 5 ngày khách hàng không trả lại máy, kế toán ghi : chứng chỉ kế toán tổng hợp
Nợ TK 131
Có TK 511, 3331
Đồng thời kết chuyển giá vốn :
Nợ TK 632 mã ngành xuất nhập khẩu
Có TK 156
Trường hợp 2: Khách hàng được đổi tủ lạnh khác.
+ Doanh nghiệp được ghi nhận doanh thu ngay tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
Nợ TK 131
Có TK 511, 3331
Đồng thời kết chuyển giá vốn :
Nợ TK 632
Có TK 156
Nội dung bài viết điều kiện ghi nhận doanh thu hàng được trả lại được tham khảo từ kế toán Lê Ánh
>>>Xem thêm: Xử lý hàng bán bị trả lại và cách hạch toán