Hạch toán thuế môn bài

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 19/07/2024 6 phút đọc

Cách hạch toán thuế môn bài như thế nào? Thuế môn bài là khoản chi phí quản lý doanh nghiệp và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, kynangketoan.vn sẽ chia sẻ với bạn đọc cách hạch toán lệ phí môn bài

Hach-toan-thue-mon-bai

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm làm Kế toán thuế

1.Cách hạch toán thuế môn bài

– Khi nộp tờ khai thuế môn bài (bút toán hạch toán chi phí thuế môn bài thường được hạch toán vào đầu năm tài chính)

+ Nếu hạch toán theo Thông tư 200:

Nợ TK 6425: Thuế, phí và lệ phí

Có TK 3338: Các loại thuế khác

+ Nếu hạch toán theo Thông tư 133:

Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 3338: Các loại thuế khác

– Khi nộp tiền vào ngân sách:

Nợ TK 3338

Có TK 111,112

2.Quy định về mức thu thuế môn bài

Theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài như sau

Điều 4. Mức thu lệ phí môn bài

1.Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trên đây là cách hạch toán thuế môn bài để bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn thành công.

3.Khai thuế môn bài

-Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng cua tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh

-Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký thuế

>>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Mẫu đơn xin việc viết tay cho kế toán

Mẫu đơn xin việc viết tay cho kế toán

Bài viết tiếp theo

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo