Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 19/07/2024 8 phút đọc

Kế toán tài sản cố định là một phần quan trọng trong nội dung kế toán tổng hợp. Là kế toán viên, bạn cần hiểu và phân biệt tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình và Công Cụ dụng cụ, vô hình, TSCĐ thuê tài chính, từ đó biết cách quản lý tài sản cố định đúng theo quy định của chế độ kế toán và pháp luật thuế để chi phí khấu hao được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 

>>>> Xem thêm:  Các tài khoản được sử dụng trong kế toán bán hàng

1. Phân biệt các loại tài sản cố định   

a. TSCĐ hữu hình : Để được ghi nhận là TSCĐ hữu hình, thì tài sản đó phải thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn sau:  ke toan tong hop  

  • Có hình thái vật chất và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (thông qua hóa đơn đầu vào, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận quyền sử dụng)
  • Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Có thời gian sử dụng trên 1 năm  học xuất nhập khẩu ở đâu  
  • Có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên (theo TT45 từ 10/06/2013).
  • Ví dụ: nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị có giá trị trên 30.000.000 đồng

b. TSCĐ vô hình Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình giống như các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, nhưng TSCĐ vô hình thì không có hình thái vật chất.  
Ví dụ: bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, quyền sử dụng đất…  
c. TSCĐ thuê tài chính lop hoc ke toan  

  • Là tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Tổng số tiền thuê của loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng.
  • Đối với doanh nghiệp đi thuê:   phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Và thực hiện đúng theo hợp đồng. Đồng thời chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
  •  Đối với doanh nghiệp cho thuê:   không trích khấu hao tài sản mà thực hiện theo hợp đồng cho thuê.

Các nhóm tài sản cố định

2. Nhiệm vụ của Kế toán tài sản cố định   

  • Quản lý và theo dõi số lượng tài sản cố định để không bị thất thoát bằng cách mở thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định phải dán mã.
  • Ngoài ra, kế toán cần lập Biên bản kiểm kê TSCĐ nhằm xác định số lượng. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của tài sản mà quy định kiểm kê vào cuối năm hay đột xuất.
  • Trích khấu hao đầy đủ chi phí vào những bộ phận có liên quan của những tài sản tham gia vào SXKD.
  • Bộ chứng từ của tài sản phải được lưu tại thẻ tài sản cố định (Vì phục vụ cho nhiều năm)
  • Khi bàn giao tài sản cố định cho bộ phận nào sử dụng phải có biên bản bàn giao để quản lý tính hiện hữu của tài sản.

>> Có thể bạn quan tâm: Kế toán kho phải làm những công việc gì?  

Kỹ năng kế toán - chia sẻ để thành công!  

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Dịch Vụ Kế Toán Thuế Trọn Gói - Chỉ Từ 499.000 đồng/tháng

Dịch Vụ Kế Toán Thuế Trọn Gói - Chỉ Từ 499.000 đồng/tháng

Bài viết tiếp theo

Bút Toán Kép Là Gì?

Bút Toán Kép Là Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo