Kế toán kho phải làm những công việc gì?

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 15 phút đọc

Có lẽ khá nhiều bạn vẫn chưa hình dung công việc phải làm của kế toán kho là gì và quyền hạn, cũng như trách nhiệm của kế toán kho như thế nào thì không phải ai cũng biết.

 Để mang đến những kiến thức cần thiết dành cho những bạn có ý định hoặc sắp làm kế toán kho, bài viết dưới đây của Kỹ Năng Kế Toán sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.

>>>>> Xem thêm: Học kế toán tổng hợp ở đâu tại Hà Nội   

Để bạn hiểu rõ hơn về các hoạt động diễn ra thường xuyên trong kho, Kỹ Năng Kế Toán sẽ đưa thông tin về công việc ở dưới kho, để từ đó bạn hiểu công việc của mình và mối liên hệ giữa công việc của kế toán kho với các vị trí công việc khác trong kho. 

Mô Tả Công Việc Kế Toán Kho Phải Làm Trong Thực Tế

Công việc của kế toán kho

1. Thủ kho chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm soát việc xếp dỡ.  

  • Thủ kho phải bảo đảm rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm được xếp dỡ.
  • Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho bãi.
  • Trước khi nhập hàng, thủ kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp gọn gàng.
  • Hướng dẫn người xếp hàng, xếp hàng đúng vị trí.
  • Hàng hóa trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhành tránh va chạm, đổ vỡ méo thùng cartons.
  • Không xếp hàng hóa ở ngoài trời. dạy kế toán    
  • Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải để hàng hóa trên palet.
  • Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, tạo không gian cho loại hàng hóa khác, các loại hàng hóa dư phải để vào khu vực riêng.

2. Lưu kho  

  • Kế toán kho có trách nhiệm ghi thẻ bài đầy đủ cho mỗi mã hàng bao gồm mã hàng, màu, kích cỡ, kích thước, khách hàng. Thẻ bài được gắn vào nơi để hàng hóa.
  • Thủ kho chịu trách nhiệm lập sơ đồ kho, sơ đồ phải thể hiện các lối đi, vị trí đặt các kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh dấu, ghi số kệ.
  • Thủ kho chịu trách nhiệm tổ chức an toàn chống cháy nổ trong kho, kiểm tra nơi để bình PCCC…

3. Thanh lý hàng hóa  

  • Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu còn dư thì phải tiến hành thanh lý. Sau khi nhận được thông tin thanh lý, kho tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập xuất, lập báo cáo xuất nhập. Với các loại hàng hóa nguyên vật liệu còn dư, để riêng, chờ ý kiến phòng bán hàng. 
  • Nếu quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa nhận được ý kiến phòng bán hàng, kho phải chủ động thông tin phòng bán hàng để sớm giải phóng lô hàng.

4. Kiểm kê kho  

  • Việc kiểm tra kho định kỳ được thực hiện 06 tháng một lần nhằm mục đích: xác nhận số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất lượng, bao gói). Việc kiểm tra do ban kiểm kê thực hiện.
  • Kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong biên bản kiểm kho.
  • Mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, đánh dấu và chờ ý kiến xử lý của Ban Giám đốc. học chứng chỉ kế toán trưởng online    

5. Công việc của kế toán kho  

Kế toán kho phải làm gì

Sau khi đã định hình những công việc cơ bản diễn ra trong kho, bạn có thể hình dung công việc của một kế toán kho như sau:
  • Lập chứng từ nhập xuất, chi phí mua hàng, hoá đơn bán hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra.
  • Hạch toán doanh thu, giá vốn, công nợ.
  • Theo dõi công nợ, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ (hoăc khi có yêu cầu), nộp về PKT-TV
  • Tính giá nhập xuất vật tư hàng nhập khẩu, lập phiếu nhập xuất và chuyển cho bộ phận liên quan.
  • Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn
  • Kiểm soát nhập xuất tồn kho
  • Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hoá vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
  • Trực tiếp tham gia kiểm đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận nếu hàng nhập xuất có giá trị lớn hoặc có yêu cầu của cấp có thẩm quyền
  • Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất). Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế, nộp về PKT-TV.
  • Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo qui định.

6. Quyền hạn  

  • Đề xuất, và kiến nghị những vấn đề vướng mắc thuộc trách nhiệm của mình.

7. Mối quan hệ với các vị trí khác trong doanh nghiệp  

  • Là nhận sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán-tài vụ
  • Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên, thủ kho.
Nếu bạn muốn trở thành một người thủ kho thực sự giỏi thì bạn phải làm nhiều hơn như thế rất nhiều, chẳng hạn như: thường xuyên nghe ngóng thông tin, nắm bắt kế hoạch sản xuất, giao nhận hàng để đáp ứng kịp thời đảm bảo thuận lợi và kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên kiểm tra kho, hàng hóa trong kho để nắm được thông tin cũng như chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
Đặc biệt, bạn cần trau dồi kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ cơ bản, sử dụng thành thạo excel, word,…
Tham khảo bài viết: Review học kế toán ONLINE ở đâu tốt nhất 
Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!
Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Các lỗi thường gặp trong Excel và cách khắc phục

Các lỗi thường gặp trong Excel và cách khắc phục

Bài viết tiếp theo

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu
Viết bình luận
Thêm bình luận

2 Bình luận

L
Nội dung cơ bản của Kế toán tiền lương

[…] Bài viết tham khảo thêm: Kế toán kho phải làm những công việc gì? […]

Trả lời
10:56 23/01/2018
Kế toán tài sản cố định

[…] >> Có thể bạn quan tâm: Kế toán kho phải làm những công việc gì? […]

Trả lời
17:07 22/01/2018

Bài viết liên quan

Thông báo