Kiểm tra chi phí tiền lương trước khi quyết toán thuế TNDN

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 17/07/2024 10 phút đọc

Việc kiểm tra chi phí tiền lương trước khi quyết toán thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong việc quyết toán thuế TNDN. Chi phí lương được xem là khoản chi phí nhạy cảm khi quyết toán thuế TNDN. Đây là khoản chi phí liên quan trực tiếp đến lợi ích của người lao động cũng như là khoản chi phí mà nhiều Doanh nghiệp thường hay thêm vào trong quá trình quyết toán. Vậy Cách kiểm tra chi phí lương đúng quy định chưa thì thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Kỹ năng kế toán sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này

>>> xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất năm 2018

1.Hướng dẫn cách đối chiếu số liệu tài khoản 334 trên Báo cáo tài chính

Kế toán tiến hành đối chiếu số liệu tài khoản 334 ở sổ cái với bảng cân đối số phát sinh và bảng lương trong kỳ của doanh nghiệp.

– Số dư nợ đầu kỳ của TK 334 trên sổ cái phải bằng (=) Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trong bảng cân đối số phát sinh tài khoản;

– Tổng số Phát sinh Có của TK 334 ở sổ cái bằng (= ) Số phát sinh Có TK 334 ở bảng cân đối số phát sinh tài khoản và bằng Tổng phát sinh thu nhập tính được

Kế toán phải tiến hành kiểm tra các bút toán định khoản tiền lương có khớp với sổ sách chưa?

2.Kiểm tra các chứng từ liên quan đến chi phí lương cho người lao động.

Để chứng minh lương, thưởng doanh nghiệp chi trả cho người lao động, doanh nghiệp cần có các chứng từ sau:

-Hợp đồng lao động, CMT photo của người lao động,

- Bảng chấm công cho người lao động hàng tháng,

-Bảng tính lương đi kèm bảng chấm công,

-Bảng thanh toán lương làm thêm giờ, lop hoc ke toan

-Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng (UNC) nếu doanh nghiệp thanh toán lương cho người lao động bằng tiền gửi ngân hàng;

- Phụ lục hợp đồng lao động hoặc quyêt định tăng lương với các trường hợp được tăng lương;

Lưu ý: Tất cả các chứng từ đều phải có chữ ký của người lao động

Đăng ký MST cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MST cá nhân)

Nếu có hồ sơ của người lao động đầy đủ (giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe, bằng cấp liên quan…) thì càng tốt.

Quy chế tài chính của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể.

Về tờ khai

Tờ khai quyết toán thuế TNCN cuối năm

Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu trong quý có phát sinh thuế TNCN.

Các chứng từ nộp thuế TNCN (nếu có).

Thuế thu nhập doanh nghiệp

3.Những lưu ý về các tài khoản thanh toán khác cho người lao động

Với những lao động ký hợp đồng làm việc dưới 03 tháng và có lương từ 2.000.000 đồng/tháng trở lên (kể cả lao động thử việc) thì trước khi thanh toán lương, doanh nghiệp phải khấu trừ 10% thuế TNCN. hoc ke toan thuc te

Các trường hợp doanh nghiệp không phải khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân:

+ Mỗi lần chi trả cho người lao động dưới 2.000.000 đồng. (Nếu làm cả tháng thì phải tính theo thu nhập cả tháng).

+ Người lao động không có thu nhập ở nơi nào khác, đã có MST cá nhân và làm bản cam kết 02.

+ Lưu ý: chỉ được ký tối đa 2 lần với một người lao động nếu mỗi lần làm việc dưới 3 tháng.

+ Trong năm nếu doanh nghiệp không có lao động nào phải nộp thuế TNCN do mức lương chưa đến mức phải nộp thì kế toán vẫn phải làm quyết toán thuế TNCN năm cho họ.

Trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động dài hạn (từ 03 tháng trở lên) thì doanh nghiệp phải nộp bảo hiểm cho người lao động.

Mức phụ cấp ăn trưa: Mức phụ cấp ăn trưa tối đa chi cho người lao động không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ 15/10/2016 là 730.000 đồng/người/tháng, trước 15/10/2016 tối đa 680.000 đồng/tháng.

Phụ cấp trang phục cho người lao động bằng tiền: tối đa là 5.000.000 đồng/người/năm.

Các khoản phúc lợi khác doanh nghiệp chi cho người lao động: hiếu, hỉ, sinh nhật… tối đa không quá 1 tháng lương thực hiện của người lao động trong năm.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mức phạt về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác có liên quan

Như vậy, bạn cần kiểm tra chi phí tiền lương trước khi quyết toán thuế TNDN để kiểm soát được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước. Đây là công việc cũng rất quan trọng đối với kế toán viên tại các doanh nghiệp.

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Đối tượng không chịu thuế GTGT

Đối tượng không chịu thuế GTGT

Bài viết tiếp theo

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo