Mức phạt về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác có liên quan

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 8 phút đọc

Bên cạnh tổ chức, cá nhận vi phạm trực tiếp như trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế,... thì những tổ chức khác có hành vi bao che, thông đồng, cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế,... cũng bị xử phạt theo quy định. Cụ thể với mỗi trường hợp, mức xử phạt như thế nào? Các bạn hãy theo dõi tiếp bài viết dưới đây.

>>>> Tham khảo thêm: Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Mức phạt về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác có liên quan

1. Tổ chức, cá nhân liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (trừ hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế quy định tại Điều 14 Thông tư này) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền, cụ thể như sau:

a) Phạt tiền 3.750.000 đồng đối với cá nhân, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không thấp hơn 2.500.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng; học kế toán cho người mới bắt đầu

b) Phạt tiền 7.500.000 đồng đối với tổ chức, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền tối thiểu không thấp hơn 5.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền tối đa không vượt quá 10.000.000 đồng.

Mức phạt về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác có liên quan

2. Tổ chức, cá nhân không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; tài khoản của đối tượng nợ thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước theo quy định của Luật quản lý thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Bên bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo nội dung cam kết tại văn bản bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp các khoản nêu trên vào tài khoản của ngân sách nhà nước.

Căn cứ hồ sơ bảo lãnh nộp thuế, cơ quan thuế thông báo số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có), thời hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước thay cho người được bảo lãnh. học xuất nhập khẩu ở đâu

Mức phạt về thuế đối với tổ chức, cá nhân khác có liên quan

Trường hợp, đến thời hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt mà người nộp thuế không thực hiện nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) vào ngân sách nhà nước, bên bảo lãnh chưa nộp thay tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt (nếu có) cho người nộp thuế theo cam kết tại văn bản bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải trả tiền chậm nộp theo mức 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp, 0,05%/ngày tính trên số tiền phạt chậm nộp và bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật.

>>> Bài viết tham khảo thêm: khóa học kế toán ngắn hạn tại tphcm

Nếu bạn cần thêm thông tin, hoặc cần hỗ trợ thêm về vấn đề kế toán thuế doanh nghiệp, hãy để lại bình luận bên dưới, Kỹ năng kế toán rất sẵn lòng giúp bạn. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

khóa học logistics dành cho người chưa biết gì

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Mức phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Bài viết tiếp theo

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo