Cách xây dựng bảng lương năm 2020

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 04/02/2020 17 phút đọc

Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương. khóa học kế toán online

Sau đây, Kỹ năng kế toán hướng dẫn bạn cách xây dựng bảng lương năm 2020.

I. Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

- Công văn đăng ký thang bảng lương gửi Phòng Lao động – Thương binh –Xã hội.

- Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương khóa học xuất nhập khẩu logistics trực tuyến

- Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương

- Hệ thống thang lương, bảng lương

- Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng

II. Mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP khi xây dựng thang bảng lương cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây: nguyên lý kế toán cơ bản

- Số bậc và chức danh, vị trí công việc của thang lương, bảng lương: Phụ thuộc vào đặc điểm, đặc thù hoạt động kinh doanh để doanh nghiệp quyết định và xây dựng các chức danh, vị trí công việc cho riêng doanh nghiệp mình.

- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề: Phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%

- Mức lương thấp nhất (khởi điểm) khi xây dựng thang bảng lương ( Bậc 1)

+ Đối với công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường ( Lao động phổ thông ): Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành lý thuyết nguyên lý kế toán

mức lương tối thiểu vùng năm 2020

+ Đối với công việc đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề ) : phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

mức lương đóng BHXH 2020

III. Một số nguyên tắc khi xây dựng thang bảng lương năm 2020

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. trưởng phòng nhân sự

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích luỹ kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.

3. Mức lương thấp nhất ( khởi điểm ) của công việc hoặc chức danh trong thanh lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề ( kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề ) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; phân tích dòng tiền

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% ; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động. mẫu biên bản hủy hàng hóa hỏng

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại Doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát. philophobia là gì

IV. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương năm 2020 mới nhất

1. Bước 1: Công ty rà soát, thống kê các chức danh, công việc chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ…

Đây là công việc đầu tiên khi xây dựng thang bảng lương, cần xác định, thống kê các công việc theo từng chức danh đang sử dụng trong doanh nghiệp.

2. Bước 2: Phân nhóm chức danh công việc

- Số lượng nhóm chức danh công việc khi xây dựng thang lương, bảng lương chủ yếu dựa trên yêu cầu về trình độ đào tạo của công việc.

- Các công việc có cùng yêu cầu trình độ về đào tạo thì xếp thành một nhóm chức danh, ngoài ra còn có thể xem xét về kinh nghiệm làm việc, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các bằng cấp, thể lực, điều kiện làm việc, chứng chỉ khác để phân nhóm.

* Lưu ý: học xuất nhập khẩu online

Việc phân nhóm này phải có tác dụng khuyến khích người lao động tích luỹ kinh nghiệm, thâm niên để làm tốt công việc hiện tại và đồng thời cũng nâng cao trình độ chuyên môn để có thể đảm nhận các công việc ở mức độ cao hơn.

3. Bước 3: Thiết kế mức lương tương ứng với các bậc trong thang lương, bảng lương.

Số lượng bậc lương, và mức lương tương ứng ở mỗi bậc tuỳ vào điều kiện lao động làm việc yêu cầu trình độ mức độ, tính chất phức tạp của công việc để xây dựng theo nguyên tắc ở trên.

Để hiểu rõ và nắm bắt hệ thống được các công việc của kế toán cần làm trong doanh nghiệp, ngoài việc tự trau dồi thêm kiến thức kế toán, các bạn cũng nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại đây: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất

>>> Xem thêm: 10 Công việc kế toán cần làm sau Tết âm lịch 2020

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước 10 Công việc kế toán cần làm sau Tết âm lịch 2020

10 Công việc kế toán cần làm sau Tết âm lịch 2020

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Có Lời Giải

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Có Lời Giải
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo