10 Công việc kế toán cần làm sau Tết âm lịch 2020

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 19/07/2024 16 phút đọc

Sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, kế toán phải quay trở lại với công việc của mình. Nhiều kế toán mới không biết công việc của mình sẽ phải bắt đầu từ đâu. Bài viết sau đây Kỹ năng kế toán sẽ liệt kê 10 Công việc kế toán cần làm sau Tết âm lịch 2020.

1. Nộp kinh phí công đoàn tháng 01/2020

Doanh nghiệp dù có hay chưa có tổ chức Công đoàn cũng phải đóng kinh phí Công đoàn mỗi tháng một lần vào cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, mức đóng là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Như vậy, ngày 31/01/2020 cũng là hạn chót để đóng khoản phí này tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận, huyện nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. học nguyên lý kế toán ứng dụng
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP.

2. Báo cáo về việc sử dụng chứng từ khấu trừ tự in

Hàng quý, tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ tự in trên máy vi tính phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ với cơ quan thuế nơi đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ tự in chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Như vậy, chậm nhất là ngày 30/1/2020, doanh nghiệp phải thực hiện xong việc báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ tự in trên máy tính của quý IV năm 2019.
Căn cứ pháp lý: Điều 5 Thông tư 37/2010/TT-BTC. trưởng phòng nhân sự

3. Tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV năm 2019

Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Như vậy, chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý I năm 2020, tức chậm nhất vào ngày 30/01/2020, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý IV năm 2019.
Căn cứ pháp lý: Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC bổ sung Điều 12a vào sau Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC. học nguyên lý kế toán

4. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 01/2020

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, doanh nghiệp phải trích đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. phân tích rủi ro

Như vậy, chậm nhất đến 31/01/2020, doanh nghiệp phải hoàn thành việc trích đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng 01/2020 cho người lao động.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 7, Điều 16 và Khoản 1 Điều 19 Quyết định 595/QĐ-BHXH.

5. Kê khai và nộp tiền thuế môn bài

Theo quy định hiện hành, thời hạn nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Như vậy, ngày 30/01/2020 là ngày cuối cùng để doanh nghiệp thực hiện việc nộp lệ phí môn bài.
Trường hợp người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. khóa học rèn luyện kỹ năng xin việc cùng chuyên gia
Căn cứ pháp lý: Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Điều 5 Thông tư 302/2016/TT-BTC.

6. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 01/2020

Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hoặc đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn, gian lận thuế thì phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất vào 20/02/2020.
Căn cứ pháp lý: Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, Khoản 4 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Mục 10 Công văn 1839/TCT-CS. khóa học xuất nhập khẩu online

7. Báo cáo về tình hình biến động lao động trong tháng 01/2020 (nếu có)

Trước ngày 03 hằng tháng, DN phải thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo).
Như vậy, trước ngày 03/02/2020, doanh nghiệp phải hoàn thành xong việc báo cáo tình hình biến động lao động của tháng 01/2020. khóa học xuất nhập khẩu
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 16, Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

8. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng 01/2020

Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng liền kề. Theo đó, chậm nhất là ngày 20/02/2020, những doanh nghiệp này phải thực hiện xong việc nộp hồ sơ khai thuế GTGT của tháng 01/20200. mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200
Căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 2 Điều 11 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

9. Trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí Công đoàn tháng 02/2020

Chậm nhất đến ngày 29/02/2020, doanh nghiệp phải trích đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng 02/2020 của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN; đồng thời trích từ tiền lương tháng 02/2020 đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Ngày 29/02/2020 cũng là hạn chót để đóng khoản phí Công đoàn cho người lao động tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận, huyện nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Mức đóng là 2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội cho người lao động.

10. Nộp tờ khai thuế TNCN tháng 01/2020

Trong tháng, nếu doanh nghiệp có khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng liền sau. Theo đó, chậm nhất là ngày 20/02/2020, doanh nghiệp phải thực hiện xong việc nộp hồ sơ khai thuế TNCN của tháng 01/2020.
Quy định này được áp dụng đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức khai thuế theo tháng, nếu trong tháng doanh nghiệp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không cần phải nộp tờ khai của tháng đó.
Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Trên đây là 10 công việc kế toán cần làm sau tết âm lịch 2020 được biên soạn bởi đội ngũ admin của Kỹ năng kế toán. Mong bài viết trên giúp ích cho bạn đọc, giúp bạn hoàn thành chính xác và hiệu quả công việc kế toán của mình.

>>> Xem thêm: 03 bước thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại chuẩn nhất

Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!

Để hiểu rõ và nắm bắt hệ thống được các công việc của kế toán cần làm trong doanh nghiệp, ngoài việc tự trau dồi thêm kiến thức kế toán, các bạn cũng nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại đây: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước 03 bước thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại chuẩn nhất

03 bước thủ tục đăng ký chương trình khuyến mại chuẩn nhất

Bài viết tiếp theo

Bút Toán Kép Là Gì?

Bút Toán Kép Là Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo