Một số điểm đáng chú ý của bảo hiểm y tế

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 05/02/2020 10 phút đọc

Bảo hiểm y tế là một trong những loại hình bảo hiểm buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia khi giao kết hợp đồng lao động. Cùng Kỹ năng kế toán tìm hiểu một số điểm đáng chú ý của bảo hiểm y tế nhé!

1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng

- Căn cứ pháp lý: Điều 6 và Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
- Mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) hàng tháng của người lao động thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%.
- Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
* Cụ thể: khóa học xuất nhập khẩu online
- Mức lương tháng tối thiểu đóng BHYT không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Riêng:
+ Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
+ Người làm công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức lương tháng tối đa đóng BHYT không cao hơn 20 tháng lương cơ sở.
Chi tiết tại bảng dưới đây: đề thi nguyên lý kế toán

chi tiết đóng BHYT
2. Người lao động thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT

Căn cứ pháp lý: Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Người lao động đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự: khóa học xuất nhập khẩu logistics online
(1) Người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng;
(2) Tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
(3) Ngân sách Nhà nước đóng;
(4) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
(5) Hộ gia đình. nguyên lý kế toán

3. Người lao động làm việc ở nhiều doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP.
Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì đóng BHYT theo hợp đồng có mức tiền lương cao nhất.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại chi trả cùng kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng BHYT thuộc trách nhiệm của mình.

4. Người lao động đã tham gia BHYT trước đó

- Căn cứ pháp lý: Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
- Chỉ trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là người lao động thuộc diện được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng hoặc tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT khi:

- Được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới và báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới). cách viết cv ấn tượng

Ví dụ: Tháng 3/2019, anh A là lao động tự do tham gia BHYT theo hộ gia đình. Tháng 10/2019, anh ký hợp đồng lao động xác định thời hạn (24 tháng) với nhà máy X nên được cấp thẻ BHYT mới (thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng).
Trong trường hợp này, anh A sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu báo giảm giá trị sử dụng thẻ BHYT theo hộ gia đình. nuôi dạy trẻ
- Được ngân sách Nhà nước tăng mức hỗ trợ đóng BHYT;
- Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.

Để hiểu rõ và nắm bắt hệ thống được các công việc của kế toán cần làm trong doanh nghiệp, ngoài việc tự trau dồi thêm kiến thức kế toán, các bạn cũng nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại đây: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất

>>> Xem thêm: Cách xây dựng bảng lương năm 2020

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Cách xây dựng bảng lương năm 2020

Cách xây dựng bảng lương năm 2020

Bài viết tiếp theo

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Có Lời Giải

Tổng Hợp Bài Tập Kế Toán Quản Trị Có Lời Giải
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo