Hướng Dẫn Hạch Toán Vay Ngân Hàng - Tài Khoản 341 Chi Tiết

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 19/07/2024 33 phút đọc

Hạch toán vay ngân hàng phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Bài viết sau Kỹ năng kế toán chia sẻ đến bạn đọc chi tiết về tài khoản 341.

1. Hạch toán vay ngân hàng là gì?

Hạch toán là hệ thống điều tra quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các quá trình kinh tế với mục đích quản lý các quá trình đó ngày càng chặt chẽ hơn.

Vay vốn ngân hàng là số tiền mà một cá nhân hay một doanh nghiệp đi vay mượn từ ngân hàng để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn cũng như yêu cầu mà bên cho vay đưa ra.

Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200

2. Nguyên tắc kế toán khi hạch toán vay ngân hàng

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu hoặc phát hành cổ phiếu ưu đãi có điều khoản bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết kỳ hạn phải trả của các khoản vay, nợ thuê tài chính. Các khoản có thời gian trả nợ hơn 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính, kế toán trình bày là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn để có kế hoạch chi trả.

- Các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả), như chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn... được hạch toán vào chi phí tài chính. Trường hợp các chi phí này phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì được vốn hóa.

- Đối với khoản nợ thuê tài chính, tổng số nợ thuế phản ánh vào bên Có của tài khoản 341 là tổng số tiền phải trả được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuế.

- Doanh nghiệp phải hạch toán chi tiết và theo dõi từng đối tượng cho vay, cho nợ, từng khế ước vay nợ và từng loại tài sản vay nợ. Trường hợp vay, nợ bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc:

Các khoản vay, nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh;

Khi trả nợ, vay bằng ngoại tệ, bên Nợ tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng - Khi lập Báo cáo tài chính, số dư các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập

3. Nội dung phản ánh và kết cấu của tài khoản 341 - Vay và nợ tài chính

a. Bên Nợ:

- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay, nợ thuê tài chính.

- Số tiền vay, nợ được giảm do được bên cho vay, chủ nợ chấp thuận; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

b. Bên Có:

- Số tiền vay, nợ thuê tài chính phát sinh trong kỳ.

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

c. Số dư bên Có :

- Số dư vay, nợ thuê tài chính chưa đến hạn trả.

d. Tài khoản 341 - Vay và nợ thuê tài chính có 2 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay và tình hình thanh toán các khoản tiền vay của doanh nghiệp (tài khoản này không phản ánh các khoản vay dưới hình thức phát hành trái phiếu).

- Tài khoản 3412 - Nợ thuê tài chính: Tài khoản này phản ánh giá trị khoản nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.

https://kynangketoan.vn/hoc-ke-toan-thuc-hanh.html

4. Hướng dẫn hạch toán vay ngân hàng theo Thông tư 200

- Vay ngắn hạn mua NVL, CCDC, TSCĐ,HH,...

Nợ 152,153,156, 211,....( trị giá mua)

Nợ 133 (thuế GTGT được khấu trừ)

Có 341 ( vay ngắn hạn)

- Vay ngân hàng trả nợ cho người bán, nhà cung cấp,..

Nợ 331 ( số tiền trả cho người bán)

Có 341 ( số tiền vay)

- Vay ngắn hạn bằng ngoại tệ trả cho người bán, nhà cung cấp, nhà xuất khẩu,..

Nợ 331 ( số tiền trả nợ quy đổi sang VND)

Nợ 635 ( chênh lệch tỷ giá làm lỗ thêm một khoản VND)

Có 341 ( số tiền ngoại tệ vay)

Có 515 ( chênh lệch tỷ giá làm lời đi một khoản VND)

- Vay ngắn hạn nhập quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Nợ 111, 112 ( số tiền vay đem nhập quỹ)

Có 341 ( số tiền vay)

- Trả nợ vay ngắn hạn (VNĐ) bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (VNĐ)

Nợ 341 ( số tiền trả khoản vay)

Có 111,112 ( số tiền trả khoản vay)

- Trả khoản vay ngắn hạn (ngoại tệ) bằng tiền mặt tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (VNĐ)

Nợ 341( số tiền khi vay tính theo tỷ giá lúc vay)

Nợ 635 ( lỗ do chênh lệch tỷ giá

Có 111, 112 ( số tiền chuyển trả tính theo tỷ giá lúc trả nợ)

Có 515 ( chênh lệch lãi tỷ giá)

tai-khoan-341-chi-tiet

5. Hướng dẫn hạch toán vay ngân hàng theo Thông tư 133

a. Vay bằng tiền

- Trường hợp vay bằng tiền ghi sổ kế toán (nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 341: Vay và nợ thuê tài chính

- Trường hợp vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

Nợ TK 111, 112

Nợ TK 228 – Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (vay đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác)

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (vay thanh toán thắng cho người bán)

Nợ TK 211 - Tài sản cố định (vay mua TSCĐ)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

- Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định... ghi:

Nợ các TK 154, 241, 635

Có các TK 111, 112, 331

b. Vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm hàng tồn kho, TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411).

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị TSCĐ mua sắm, xây dựng được ghi nhận bao gồm cả thuế GTGT. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định kế toán tương tự bút toán ở mục a.

c. Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:

Nợ các TK 331, 642, 811

Có TK 341 - Vay và thuê tài chính (3411)

d. Vay để đầu tư vào đơn vị khác, ghi:

Nợ các TK 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

e. Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

f. Khi trả nợ vay bằng tiền hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3411)

Có các TK 111, 112, 131

g. Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ

- Trường hợp bên Có TK tiền và bên Nợ TK 341 áp dụng tỷ giá ghi sổ, ghi:

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 3411 (theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)

Có các TK 111, 112 (theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền TK tiền)

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá)

- Trường hợp bên Có TK tiền và bên Nợ TK 341 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

Nợ TK 341: Vay và nợ thuê tài chính (3411)

Có các TK 111, 112

+ Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi trả tiền nợ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của DN:

(+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có các TK 1112, 1122, 3411

(+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 3411

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính

h. Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thuê tài chính: Thực hiện theo quy định của TK 2112 - TSCĐ thuê tài chính.

i. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại số dư vay và nợ thuê tài chính là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 341: Vay và nợ thuê tài chính

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

6. Ví dụ minh hoạ nghiệp vụ hạch toán vay ngân hàng

Công ty TNHH Hưng Thịnh là doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 8/2020 có tài liệu như sau:

– Số dư đầu tháng: Tài khoản 341: 600.000.000

Ngày 12, công ty vay ngân hàng để mua một xe tải dùng để chở hàng, giá mua chưa có thuế GTGT 600.000.000, thuế GTGT 10%. Ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp vay trong thời hạn hai năm (lãi suất 15%/năm, thanh toán lãi hàng tháng) và đã thanh toán trực tiếp cho bên bán. Doanh nghiệp đã nhận xe và thanh toán lệ phí trước bạ, sang tên bằng tiền mặt 20.000.000. Đồng thời thanh toán lãi tháng đầu tiên cho ngân hàng bằng tiền gửi ngân hàng.

Vay ngân hàng mua xe tải dùng để chở hàng, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 211: 600.000.000

Nợ TK 133: 60.000.000

Có 341: 660.000.000

Thanh toán lệ phí trước bạ, sang tên bằng tiền mặt. Kế toán doanh nghiệp hạch toán:

Nợ TK 211: 20.000.000

Có 111: 20.000.000

Thanh toán tiền lãi ngân hàng tháng đầu tiên, thực hiện hạch toán:

Nợ TK 635 8.250.000 (660.000.000 X 15%/12)

Có TK 112: 8.250.000

7. Một số lưu ý khi vay ngân hàng của doanh nghiệp

7.1. Hình thức vay

Các ngân hàng thương mại áp dụng hai hình thức vay vốn chính: vay có tài sản bảo đảm (thế chấp) và vay không có tài sản bảo đảm (tín chấp). Khách hàng trước khi quyết định ký hợp đồng vay cần cân nhắc lựa chọn hình thức vay phù hợp theo mục đích sử dụng vốn, khả năng tài chính và điều kiện tài sản thế chấp.

Vay thế chấp là hình thức cho vay truyền thống và quen thuộc với doanh nghiệp, có các đặc điểm nổi bật như có thể vay trong thời gian dài, lãi suất thấp và lãi trả theo dư nợ giảm dần, số tiền vay phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Song, quá trình xem xét thường thận trọng và mất nhiều thời gian.

Điều kiện để ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn tín chấp hoàn toàn dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp để thực hiện yêu cầu vay. So với vay thế chấp, lãi suất vay tín chấp cao hơn. Tuy nhiên, sản phẩm tài chính này có tính linh hoạt chi trả, tốc độ giải ngân vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này thường hấp dẫn đối với các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người cần cải thiện dòng tiền trong ngắn hạn.

7.2. Lãi suất vay

Doanh nghiệp rất quan tâm đến lãi suất, từ đó đưa ra kế hoạch trả nợ gốc và lãi phù hợp. Mỗi gói vay, hình thức trả lãi (trả cuối kỳ hoặc trả đều hàng tháng) sẽ có mức lãi suất khác nhau và mỗi ngân hàng cũng có cách tính lãi khác nhau.

Ngoài ra, lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe tài chính, uy tín doanh nghiệp, đánh giá dự án theo quy định của từng ngân hàng và mặt bằng chung của thị trường. Cách tính lãi suất được ghi cụ thể trong hợp đồng vay.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay thế chấp đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp thường dao động từ 6,8%-10%/năm đối với khoản vay ngắn hạn và 9,3%-12%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt là những doanh nghiệp có tình hình tài chính minh bạch, vay tiền đầu tư kinh doanh.

7.3. Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng sẽ được ngân hàng quy định dựa vào các yếu tố chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua báo cáo tài chính/thuế, lịch sử tín dụng, hình thức và mục đích sử dụng vốn vay.

Thông thường, số tiền các ngân hàng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hình thức tín chấp phổ biến ở mức từ 2 - 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã mở rộng cửa hơn cho các doanh nghiệp khi nâng hạn mức cho vay tín chấp cao hơn nếu doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt và phương án sử dụng vốn khả thi.

Khách hàng có thể biết được khả năng được Ngân hàng cấp vốn, tự uớc tính tổng hạn mức được cấp dựa trên doanh thu và ngành nghề kinh doanh.

7.4. Quy trình vay vốn

Quy trình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm: Đăng ký vay, cung cấp hồ sơ, ngân hàng phê duyệt, ký kết và giải ngân.

Hy vọng bài viết về cách hạch toán vay ngân hàng trên hữu ích với bạn đọc. Hiện nay có rất nhiều bạn trái ngành hoặc sinh viên kế toán mới ra trường còn yếu về cả kiến thức nguyên lý và thực hành. Để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo các khóa học kế toán tổng hợp online/ offline ở trung tâm uy tín.

https://kynangketoan.vn/review-hoc-ke-toan-online-o-dau-tot-nhat.html

Xem thêm:

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Hóa Đơn Có Mã Của Cơ Quan Thuế - Những Thông Tin Cần Biết

Hóa Đơn Có Mã Của Cơ Quan Thuế - Những Thông Tin Cần Biết

Bài viết tiếp theo

Xác Định Kết Quả Kinh Doanh: Cách Hạch Toán Tài Khoản 911

Xác Định Kết Quả Kinh Doanh: Cách Hạch Toán Tài Khoản 911
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo