Hóa Đơn Có Mã Của Cơ Quan Thuế - Những Thông Tin Cần Biết

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 14/10/2022 47 phút đọc

Theo thông tư mới nhất Doanh Nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022. Bài viết sau Kỹ năng kế toán chia sẻ chi tiết đến bạn đọc Hóa đơn có mã của cơ quan thuế - Những thông tin cần biết.

1. Hóa đơn có mã của cơ quan thuế là gì?

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Mẫu hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

hoa-don-dien-tu

2. Đối tượng sử dụng Hóa đơn có mã của cơ quan thuế

a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
(Khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế)

b) Doanh nghiệp thuộc đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế đang sử dụng hoá đơn điện tử không mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
(Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC)

c) Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế

Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng rủi ro trong quản lý thuế và được cơ quan thuế thông báo (Mẫu số 01/TB-KTT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế) theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế.

(Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

d) Hộ, cá nhân kinh doanh

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Quản lý thuế 2019 và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

(Khoản 3,4 Điều 91 Luật Quản lý thuế)

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

3. Quy định Hóa đơn có mã của cơ quan thuế mới nhất

3.1. Điều kiện để doanh nghiệp đăng ký sử dụng

Một trong những lý do các doanh nghiệp đã biết tới hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng chưa áp dụng là doanh nghiệp không nắm được điều kiện để đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì, có phức tạp hay không.

Trên thực thế, chỉ cần đảm bảo 3 điều kiện dưới đây thì doanh nghiệp có thể đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
- Doanh nghiệp đã được cấp mã số thuế và đang hoạt động kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ
- Doanh nghiệp sở hữu chứng thư số còn hiệu lực theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp đảm bảo khả năng truy cập, sử dụng mạng Internet ổn định.

3.2. Cách đăng ký sử dụng

Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp thực hiện các bước đăng ký như sau:

- Truy cập vào hệ thống lập hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN) qua trình duyệt website, sử dụng chứng thư số để đăng ký tham gia hệ thống tại website này. Nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp cần làm theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

- Cơ quan Thuế sẽ gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế trong thời gian 01 ngày kể từ khi nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế của doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp được cơ quan thuế chấp nhận sử dụng hệ thống, doanh nghiệp sẽ nhận được thông tin tài khoản để đăng nhập và sử dụng trên hệ thống lập hóa đơn của Tổng cục Thuế (VAN). Tài khoản này sau đó có thể sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ như đăng ký phát hành, lập và gửi hóa đơn đến Tổng cục Thuế để cấp mã xác thực.

+ Trường hợp doanh nghiệp không được cơ quan thuế chấp nhận sử dụng hệ thống, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo của cơ quan thuế nêu rõ lý do chưa được chấp nhận.

3.3. Điều kiện để hóa đơn điện tử được cấp mã xác thực

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và được chấp nhận, doanh nghiệp có thể tiến hành lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Cách lập hóa đơn tùy thuộc vào việc doanh nghiệp lựa chọn lập trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hay thông qua nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, khi lập hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần đảm bảo đúng định dạng, đúng thông tin đăng ký và đầy đủ nội dung của hóa đơn điện tử, đồng thời không thuộc các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế của cơ quan thuế thì mới được cấp mã xác thực.

4. Phân biệt Hóa đơn có mã và không có mã của cơ quan thuế

STTNội dungHóa đơn có mãHóa đơn không có mã
1Khái niệm 

Là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua

 

Là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế
2Mã của cơ quan thuếLà một dãy gồm 34 ký tự và là duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế hoặc hệ thống của đơn vị do cơ quan thuế ủy quyền tạo raKhông có
3Đối tượng áp dụng1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (trừ các đối tượng đủ điều kiện áp dụng hóa đơn không có mã)
2. Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế được cơ quan thuế yêu cầu sử dụng
1. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
4Ký hiệu hóa đơnKý tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Ví dụ: 1C22TAA - là hóa đơn giá trị gia tăng có mã của cơ quan thuế được lập năm 2022 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là: K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Ví dụ: 1K23TYY - là hóa đơn giá trị gia tăng loại không có mã được lập năm 2023 và là hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
5Thủ tục đăng ký sử dụngTrên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT:
- Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Có mã của cơ quan thuế
- Tại mục 3. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích vào mục Chuyển đầy đủ nội dung từng hóa đơn.
Trên mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT:
- Tại mục 1. Hình thức hóa đơn: tích vào Không có mã của cơ quan thuế.
- Tại mục 2: Hình thức gửi dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn hình thức phù hợp ở mục b.
- Tại mục 3. Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử: tích chọn phương án phù hợp.
6Xuất hóa đơnB1: Lập hóa đơn
B2: Ký số
B3: Gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã
B4: Gửi cho người mua
B1: Lập hóa đơn
B2: Ký số
B3: Gửi cho người mua
7Chuyển dữ liệu hóa đơn lên cơ quan thuếNgay tại thời điểm doanh nghiệp lập hóa đơn, ký số và thực hiện gửi hóa đơn lên cơ quan thuế để cấp mã.
Bên mua có thể vào website của Tổng cục Thuế tra cứu ngay thông tin hóa đơn.
Có 2 hình thức:
1. Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng (tháng/quý).
2. Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với các trường hợp còn lại: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế (chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua).
8Xử lý bảng tổng hợp hóa đơn điện tử có sai sótKhông cóĐối với doanh nghiệp chuyển dữ liệu hóa đơn theo hình thức bảng tổng hợp:
- Sau thời hạn chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, trường hợp thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử tại bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung;
- Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót thì người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp.
9 Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuếKhông có

5. Cách lập hóa đơn có mã của cơ quan thuế

a. Trường hợp 1: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh không phải trả tiền dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế:

- Bước 1: Sử dụng tài khoản đã được cơ quan Thuế cấp khi đăng ký để thực hiện Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

- Bước 2: Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn để cơ quan thuế cấp mã.

Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.

- Bước 3: Gửi hóa đơn đã được cấp mã của cơ quan Thuế cho khách hàng.

b. Trường hợp 2: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

- Bước 1: Truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

- Bước 2: Ký số trên các hóa đơn đã lập và gửi hóa đơn qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để cơ quan thuế cấp mã.

Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.

- Bước 3: Gửi hóa đơn đã được cấp mã của cơ quan Thuế cho khách hàng.

6. Cách điều chỉnh hóa đơn có mã của cơ quan thuế

6.1. Người bán tự phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của Cơ quan thuế lập sai, chưa gửi cho người mua.

- Bước 1: Hủy hóa đơn đã lập có sai sót
- Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới và gửi cho người mua
- Bước 3: Nộp thông báo tới cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT

Lưu ý:
- Có thể làm Mẫu 04/SS-HĐĐT với từng hóa đơn sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh với nhiều hóa đơn điện tử sai sót.
- Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất được tính là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.

6.2. Lập sai hóa đơn điện tử có hoặc không có mã của Cơ quan thuế nhưng đã gửi cho người mua thì xử lý với 2 trường hợp như sau

a. Trường hợp 1: Xử lý sai sót hóa đơn ghi sai tên, địa chỉ của người mua nhưng mã số thuế không sai và các nội dung khác cũng không sai sót

- Bước 1: Người bán tiến hành gửi thông báo cho người mua về việc xảy ra sai sót trên hóa đơn và KHÔNG LẬP LẠI HÓA ĐƠN MỚI.

- Bước 2: Người bán tiến hành thông báo với Cơ quan thuế về hóa đơn điện tử viết sai, sai sót theo Mẫu 04/SS-HĐĐT.

Lưu ý:
- Có thể làm Mẫu 04/SS-HĐĐT với từng hóa đơn sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh với nhiều hóa đơn điện tử sai sót.
- Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất được tính là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh. Cách nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT sẽ được trình bày dưới cùng của bài viết.
- Trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế thì không cần lập thông báo hóa đơn sai sót gửi CQT.

b. Trường hợp 2: Nếu hóa đơn điện tử sai về Mã số thuế, Số tiền ghi trên hóa đơn, Thuế suất, Tiền thuế hoặc Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì lựa chọn một trong 2 phương án xử lý dưới đây:

- Phương án 1: Lập hóa đơn điều chỉnh cho HĐĐT có sai sót.

Quy trình xử lý:

Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.
- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
- Nội dung cần ghi trên hóa đơn điều chỉnh: Với điều chỉnh tăng thì ghi dấu dương, với điều chỉnh giảm thì ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh.

Chú ý:

Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh sai sót thì 2 bên ghi rõ sai sót trong văn bản thỏa thuận.

- Phương án 2: Hủy hóa đơn sai sót và lập hóa đơn điện tử mới thay thế

Quy trình xử lý.

Bên bán lập hóa đơn điện tử mới để thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.
- Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót, thì 2 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
- Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

6.2. Xử lý hóa đơn điện tử khi hủy dịch vụ

Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hay trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định nhưng sau đó phát sinh việc hủy hợp đồng dịch vụ hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ thì tiến hành hủy hóa đơn điện tử đã lập và Thông báo tới Cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HĐĐT về việc hủy.

6.3. Xử lý hóa đơn giấy sai sót sau khi đã chuyển sang hóa đơn điện tử

Trường hợp doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nhưng phát hiện hóa đơn giấy trước đó có sai sót thì phương án xử lý như sau:

- Lập văn bản thỏa thuận và ghi rõ sai sót.
- Người bán hoàn thiện Mẫu 04/SS-HĐĐT và thông báo với Cơ quan thuế.
- Người bán tiến hành lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Lưu ý: Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn sai sót đã lập phải có dòng chữ: Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm

6.4. Cơ quan thuế phát hiện sai sót và thông báo đến người bán

- Bước 1: Nhận thông báo rà soát của cơ quan thuế

Trường hợp cơ quan thuế phát hiện sai sót trên hóa đơn điện tử của đơn vị, cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán tại Mẫu số 01/TB-RSĐT (ban hành kèm tại Nghị định 123) qua email để người bán kiểm tra sai sót.
Lưu ý:
+ Trên mẫu Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát CQT gửi người bán có ghi thời hạn để đơn vị thông báo lại kết quả rà soát cho CQT. Nếu hết thời hạn mà người bán không thông báo lại với CQT, CQT sẽ tiếp tục gửi thông báo yêu cầu rà soát lần 2.
+ Trường hợp sau 2 lần thông báo nhưng bên bán vẫn không gửi kết quả phản hồi, CQT sẽ xem xét chuyển sang trường hợp kiểm tra về sử dụng hóa đơn điện tử của đơn vị.

- Bước 2: Lập thông báo hóa đơn điện tử có sai sót gửi CQT

- Bước 3: Hủy/Thay thế/Điều chỉnh hóa đơn, chờ CQT cấp mã và gửi cho người mua.

7. Cách hủy hóa đơn có mã của cơ quan thuế

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định các trường hợp xuất hóa đơn có mã cơ quan thuế bị sai như sau:

a. Trường hợp 1: Hóa đơn điện tử đã được cấp mã nhưng người bán chưa gửi cho người mua

- Bên bán thực hiện thông báo cho cơ quan thuế theo Mẫu 04/SS-HDDT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn điện tử có sai sót.

- Bên bán lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để được cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

- Bên bán gửi lại hóa đơn điện tử thay thế đã được cấp mã cho người mua.

b. Trường hợp 2: Người bán lập hóa đơn gửi bên mua khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ sau đó có phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ.
Trường hợp này người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập bằng cách thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HDDT

Sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn, đơn vị đồng thời hủy hóa đơn điện tử trên phần mềm.

c. Trường hợp 3: Hóa đơn điện tử được phát hiện sai sót sau khi đã gửi cho người mua (sai sót về tên, địa chỉ của người mua)

Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, người bán không phải lập lại hóa đơn điện tử
Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu 04/SS-HDDT
Người bán gửi cho người mua kết quả của thông báo đã gửi cho cơ quan thuế về sai sót

d. Trường hợp 4: Hóa đơn điện tử được phát hiện sai sót sau khi đã gửi cho người mua (sai sót các nội dung quan trọng như mã số thuế, tiền thuế, thành tiền, tổng tiền, hàng hóa dịch vụ…)

Người bán và người mua có thể thỏa thuận chọn 1 trong 2 cách xử lý như sau:

- Cách 1: Người bán lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn sai sót. Ở cách này người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận điều chỉnh sai sót (nội dung văn bản điều chỉnh cần ghi rõ nội dung sai sót trước và sau khi điều chỉnh), sau khi người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử điều chỉnh có dòng chữ “điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số…ký hiệu…số hóa đơn…ngày…tháng…năm”.

- Cách 2: Kế toán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót. Đối với trường hợp này thì người bán và người mua lập văn bản thoả thuận hủy hóa đơn sai sót (nội dung ghi rõ sai sót), sau đó người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập sai sót. Hóa đơn mới sẽ có dòng chữ” Thay thế cho hóa đơn hóa đơn Mẫu số…ký hiệu…số hóa đơn…ngày…tháng…năm”

Sau khi thông báo cho cơ quan thuế về hóa đơn đã được cấp mã có sai sót bằng mẫu 04/SS-HDDT. Cơ quan thuế sẽ tiến hành hủy hóa đơn đã được cấp mã sai sót.

+ Người bán lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế gửi cơ quan thuế để được cấp mã hóa đơn.

+ Người bán gửi hóa đơn điện tử vừa lập cho người mua.

Hy vọng bài viết về hóa đơn có mã của cơ quan thuế trên hữu ích với bạn đọc. Hiện nay có rất nhiều bạn trái ngành hoặc sinh viên kế toán mới ra trường còn yếu về cả kiến thức nguyên lý và thực hành. Để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành ở trung tâm uy tín.

> Xem thêm:

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Cách Tra Cứu Mã Số Thuế Cá Nhân - Doanh Nghiệp Chi Tiết

Cách Tra Cứu Mã Số Thuế Cá Nhân - Doanh Nghiệp Chi Tiết

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo