Bảng Cân Đối Phát Sinh Tài Khoản Là Gì? Chi Tiết Cách Lập

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 09/12/2022 10 phút đọc

Bảng cân đối phát sinh tài khoản là gì? Cách kiểm tra bảng cân đối phát sinh tài khoản như thế nào? Bài viết sau Kỹ năng kế toán chia sẻ chi tiết cách lập và mẫu bảng cân đối số phát sinh tài khoản.

1. Bảng cân đối phát sinh tài khoản là gì?

Thuế Đầu ra – đầu vào:

- Tài khoản 133:

Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 133 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang [22] trên tờ khai thuế.

Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 133 = Số phát sinh Nợ Có TK 1331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-2/GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO; khớp với chỉ tiêu [25] trên tờ khai thuế.

Số dư cuối kỳ bên Nợ TK 133 khớp với chỉ tiêu [43] trên tờ khai thuế GTGT

- Tài khoản 3331:

Số dư có đầu kỳ sổ cái TK 3331 = Số dư có đầu kỳ TK 3331 trên bảng cân đối phát sinh

Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 3331 = Số phát sinh Nợ Có TK 3331 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh trên tờ khai phụ lục PL 01-1/GTGT: BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA; khớp chỉ tiêu [28] trên tờ khai thuế.

Nếu trong tháng phát sinh đầu ra > đầu vào => nộp thuế thì số dư cuối kỳ Có TK 3331 = chỉ tiêu [40] tờ khai thuế tháng đó

Hàng tồn kho:

+ Số dư đầu kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,153,155,156 = Tồn đầu kỳ 152,153,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn

+ Số phát sinh Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,153,155,156 = Nhập trong kỳ 152,153,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn; khớp với phát sinh Nợ tk 152,153,155,156 bên Nhật ký chung.

+ Số phát sinh Có Sổ cái, CĐPS TK 152,153,155,156 = Xuất trong kỳ 152,153,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn; khớp với phát sinh Có tk 152,153,155,156 bên Nhật ký chung

+ Số dư cuối kỳ Nợ Sổ cái, CĐPS TK 152,153,155,156 = Tồn cuối kỳ 152,153,155,156 ở bảng kê nhập xuất tồn;

+ Tổng phát sinh Nhật Ký chung = Tổng phát sinh (Nợ Có) trong kỳ trên bảng Cân đối phát sinh

+ Các Tài khoản Loại 1 và 2 không có số dư Có ( trừ lưỡng tính 131,trừ một số tài khoản đặc biệt có số dư cuối kỳ bên Có :214,129,159..) chỉ có số dư Nợ, cũng không có số dư cuối kỳ âm

+ Các tài khoản loại 3.4 không có số dư Nợ ( trừ lưỡng tính 331,421...) chỉ có số dư Có, không có số dư cuối kỳ âm

+ Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 : sổ cái và cân đối phát sinh phải = 0 , nếu > 0 là làm sai do chưa kết chuyển hết hoặc do kết chuyển ghi sai định khoản.

Xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì?

2. Hướng dẫn cách lên bảng cân đối phát sinh tài khoản

Bảng cân đối phát sinh được lập như sau:

1. Số hiệu tài khoản: ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2 doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.

2. Tên tài khoản: ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng.

3, 4. Số dư đầu năm: Phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư “có” theo từng tài khoản. Số liệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký.

5, 6. Số phát sinh trong năm: Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên có của từng tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.

7, 8. Số dư đầu năm: dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo.

Số liệu ghi được tính theo công thức sau:

Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm.

Hy vọng bài viết về bảng cân đối tài khoản trên hữu ích với bạn đọc. Hiện nay có rất nhiều bạn trái ngành hoặc sinh viên kế toán mới ra trường còn yếu về cả kiến thức nguyên lý và thực hành. Để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành ở trung tâm uy tín.

https://kynangketoan.vn/hoc-ke-toan-thuc-hanh.html

Xem thêm:

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Chiết Khấu Thanh Toán Là Gì? Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thanh Toán

Chiết Khấu Thanh Toán Là Gì? Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thanh Toán

Bài viết tiếp theo

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?

Kế Toán Tài Sản Cố Định Là Gì? Cần Làm Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo