Kế Toán Thuế Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Kế Toán Thuế

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 17/07/2024 25 phút đọc

Kế toán Thuế là một trong những công việc của kế toán trong doanh nghiệp. Vị trí đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của người đảm nhận.

Nếu bạn chưa nắm được kế toán thuế là gì? Kế toán thuế làm những gì? Kế toán thuế lương bao nhiêu?... Hãy tham khảo những điều cần biết về kế toán thuế qua những chia sẻ của Kỹ Năng Kế Toán trong bài viết dưới đây

1. Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là công việc thu thập xử lý thông tin, theo dõi, hạch toán và báo cáo các loại thuế theo đúng quy định của nhà nước. (Nguồn: Kế toán Lê Ánh)

2. Kế toán thuế cần học những gì?

Để làm được công việc của kế toán thuế cần phải học những kiến thức dưới đây:

  • Hiểu tài khoản kế toán, học cách định khoản kế toán và các nguyên tắc kế toán cơ bản;
  • Phân biệt sổ sách và hóa đơn, chứng từ kế toán;
  • Phân biệt tài khoản theo nguyên tắc kế toán: Tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí...
  • Biết được các thời điểm cần kế toán trong năm để triển khai kế hoạch làm việc trong năm;
  • Hiểu các ngôn ngữ và công cụ kế toán khi làm việc;
  • Học cách lập báo cáo tài chính năm;
  • Tìm hiểu cách khai thuế và lập báo cáo tài chính,
  • Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm kế toán thuế.

3. Lộ trình học kế toán thuế cho người mới bắt đầu

Lộ trình học kế toán thuế

Bước 1: Bắt đầu từ việc học các nguyên lý kế toán

Nguyên lý kế toán là nền tảng, là cơ sở kiến thức cơ bản để tiếp cận chuyên ngành kế toán. Người học kế toán nên hiểu các nguyên tắc và khái niệm kế toán, học cách đọc và hiểu biên lai, duyệt sổ sách và chứng chứng từ, đồng thời làm quen với các nguyên tắc và khái niệm kế toán cơ bản. Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu và nghiên cứu nội dung kế toán sâu hơn.

Bước 2: Học cách lập báo cáo tài chính

Ngay cả khi bạn học những kiến thức cơ bản về kế toán, bạn cũng phải biết cách lập báo cáo tài chính. Kiến thức về nguyên lý kế toán giúp bạn có kỹ năng đọc hiểu báo cáo và kỹ năng sử dụng chứng từ để lập báo cáo tài chính.

Bước 3: Kê khai thuế và tổng hợp và kiểm tra báo cáo tài chính

Bước 4: Sử dụng phần mềm để bắt đầu thực hành kế toán tổng hợp

Ngay khi nắm được những cơ sở lý thuyết cần thiết, bạn nên bắt đầu thực hành với phần mềm. Đây là bước áp dụng lý thuyết vào thực tế và kiểm tra các giao dịch có trong một đơn vị cụ thể, giúp bạn hiểu sâu hơn và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu.

Tham khảo »»

https://kynangketoan.vn/review-hoc-ke-toan-online-o-dau-tot-nhat.html

4. Các nghiệp vụ kế toán thuế trong doanh nghiệp

a. Thuế GTGT đầu ra:

Tính thuế GTGT đầu ra theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 111;112;113,… Tổng tiền thanh toán

Có TK 511;515;711 (giá chưa thuế)

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

b. Thuế GTGT được khấu trừ

Kế toán sẽ tính số thuế GTGT được khấu trừ dựa trên số thuế đã nộp trong kỳ.

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

c. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra

Nợ TK 111;112;113;… : Tổng tiền thanh toán;

Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt;

d. Thuế thu nhập của doanh nghiệp;

Nợ TK 821:chi phí thuế doanh nghiệp

Có TK 3334:Thuế thu nhâp Doanh nghiệp

5. Mô tả công việc của kế toán thuế

a. Công việc kế toán thuế cần làm vào đầu năm

Công việc đầu tiên của kế toán thuế là kê khai nộp thuế môn bài. Nộp tờ khai thuế. Gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, chi tiết là:

  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Đây là loại thuế mà công ty mới thành lập phải nộp vào đầu năm. Kế toán thuế phải kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định chậm nhất vào ngày 31 tháng 1.
  • Khai tờ khai thuế (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của tháng 12 hoặc quý 4 của năm trước.
  • Nộp tờ khai tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quý 4 của năm trước.

b. Nhiệm vụ hàng ngày

Các công việc hàng ngày mà một kế toán thuế phải làm bao gồm thu thập và xử lý các hóa đơn và chứng từ phát sinh cũng như hạch toán các chứng từ kế toán cần như:

  • Thu thập hóa đơn đầu vào và đầu ra.
  • Xử lý, xác minh tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, ngăn chặn các thông tin sai lệch trên hóa đơn.
  • Nộp thuế đúng hạn để tránh bị phạt chậm nộp, chậm trễ.
  • Hạch toán các nghiệp vụ như tiền gửi và rút tiền trong ngân hàng.
  • Hạch toán các khoản tiền quỹ gửi vào ngân sách quốc gia dựa trên các phiếu phiếu chi và phiếu thu.
  • Sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học các hóa đơn và chứng từ để truy xuất ngay lập tức khi cần.

c. Nhiệm vụ cần làm hàng tháng

Kế toán phải đảm bảo rằng mỗi tháng:

  • Đối với công ty có doanh thu từ 50 tỷ trở lên và kê khai thuế theo tháng thì lập tờ khai thuế GTGT.
  • Nếu công ty phát sinh số thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên thì nộp tờ khai thuế TNCN.
  • Tạo các tờ khai thuế khác nếu cần.
  • Tạo báo cáo về việc sử dụng hóa đơn hàng tháng (nếu công ty của bạn đã tồn tại dưới 12 tháng).
  • Thực hiện các bút toán kế toán như phân bổ công cụ và thiết bị và khấu hao tài sản cố định.
  • Cân đối các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán và tạo một kế hoạch xử lý, tránh dồn công việc đến cuối năm.

d. Nhiệm vụ làm hàng quý

  • Kế toán chịu trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo hàng quý theo quý. Các loại báo cáo này bao gồm: Tờ khai thuế GTGT (nếu công ty mới thành lập và doanh thu dưới 50 tỷ đồng) tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của công ty (hóa đơn đã sử dụng, hóa đơn hỏng)

Lưu ý: Thời hạn gửi báo cáo trên chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý tiếp theo.

e. Nhiệm vụ cần làm cuối năm

  • Cuối năm, có rất nhiều việc quan trọng đối với nhân viên kế toán thuế. Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm. Đó là công việc quan trọng nhất. Các báo cáo tài chính năm bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài tài chính và bảng cân đối kế toán cho các tài khoản phát sinh.
  • Lập báo cáo thuế quý IV.
  • Lập Báo cáo quyết toán thuế TNCN hàng năm
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm nay
  • In các loại sổ sách kế toán thuế, kiểm toán. Những loại sổ sách này bao gồm: Sổ chi tiết các tài khoản, sổ cái các tài khoản, sổ gửi tiền ngân hàng, sổ quỹ tiền mặt, bảng khấu hao tài sản cố định, phiếu thu-chi,.....

6. Kế toán thuế lương bao nhiêu

Mức lương trung bình của nghề Kế toán thuế trong các doanh nghiệp rơi vào khoảng 9 - 12,5 triệu đồng/tháng và cao nhất là 30 triệu/tháng tùy thuộc vào công ty, trình độ cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn mà sẽ có các mức lương khác nhau.

7. Chia sẻ kinh nghiệm học và làm kế toán thuế

Kinh nghiệm học và làm kế toán thuế

Tham khảo: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói

- Hãy cẩn thận trong việc kê khai thuế hàng tháng của bạn. Bạn nên kiểm tra lại chỉ số 25 trên HTKK. Bỏ chỉ tiêu này có thể làm thất thoát số thuế GTGT được khấu trừ.

- Hàng tháng bạn nên hạch toán trong phần mềm kế toán rồi mới đưa sang HTKK, đối chiếu các khoản đã khấu trừ hoặc thuế phải nộp hàng tháng xem trên HTKK và phần mềm kế toán có khớp nhau không. Sai thì có nghĩa là bạn đang hạch toán sai thuế hoặc kê khai sai. Hãy sửa lại cho đúng trước khi nộp tờ khai. Nhất là vào dịp cuối năm. (Tháng 12/N trước khi lập tờ khai thuế)

- Lưu ý phần tiền lương trên chỉ tiêu 334 phải phù hợp với quyết của thuế TNCN. Nghĩa là nếu so sánh tổng tiền lương trả cho người lao động với tổng tiền lương của một cá nhân trong kế toán thuế TNCN cuối năm thì phải có số liệu giống nhau.

- Khi lập bảng cân đối kế toán, bạn cần biết cách cân đối các khoản chi phí hợp lý như tiền lương so với thu nhập, chi phí tiếp khách so với tổng chi phí và các khoản chi phí khác.

- Các vấn đề cân đối như hàng tồn kho trên chi tiết cần thống nhất với nội dung tổng thể và không được chênh lệch. Một vấn đề về hàng tồn thường bị sai là nếu bạn bán hàng trước ngày nhập hàng mà không hạch toán thì hàng tồn cuối kỳ sẽ bị báo cáo sai. Giá trị còn, nhưng lượng đã hết. Điều này dẫn đến báo cáo tài chính không chính xác.

- Tương tự như vậy, các vấn đề về công cụ dụng cụ và bảng trích phân bổ công cụ dụng cụ với bảng khấu hao tài sản cố định phải được giải quyết.

- Trước khi lập báo cáo tài chính, đầu tiên bạn phải hoàn thành quyết toán thuế TNDN. So sánh chênh lệch số thuế TNDN cuối năm với các quý khác. Từ đó lập bút toán hạch toán chênh lệch thuế TNDN. Kết chuyển lại rồi mới báo cáo tài chính năm

Hàng tháng, bạn cần biết cách cân đối tất cả các mục trong báo cáo như thuế, chi phí và lợi nhuận…. Khi đó, vào cuối năm sẽ không khó để lập báo cáo tài chính. Đây là kinh nghiệm cho những bạn kế toán muốn làm việc cho nhiều công ty cùng lúc.

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về kế toán thuế mà Kỹ Năng Kế Toán muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng những thông tin từ bài viết trên sẽ giúp ích cho công việc cũng như trong quá trình học tập của bạn. Tham khảo thêm: Học Kế Toán Thuế Ở Đâu Tốt?

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Cách Tính Thuế GTGT Theo Phương Pháp Khấu Trừ

Cách Tính Thuế GTGT Theo Phương Pháp Khấu Trừ

Bài viết tiếp theo

Top 7 Sai Lầm Thường Gặp Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Top 7 Sai Lầm Thường Gặp Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo