Kế Toán Thuế Làm Những Gì? Mô Tả Công Việc Chi Tiết
Ngành nghề kế toán, đặc biệt là kế toán thuế vẫn luôn là một nghề “HOT’’ thu hút nhiều sự quan tâm của ứng viên. Vậy Kế Toán Thuế Làm Những Gì? Mô Tả Công Việc Chi Tiết, trong bài viết này, Kỹ Năng Kế Toán một cách chi tiết nhất, từ đó giúp mọi người hình dung rõ ràng hơn về công việc này.
I. Mô tả công việc kế toán thuế chi tiết nhất
Kế toán thuế là một vị trí quan trọng trong bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào. Họ là người phụ trách các công việc liên quan đến hóa đơn, chứng từ, tính toán và khai báo thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế tạo nên mối liên kết và là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Một mặt, nhờ kế toán thuế, doanh nghiệp thuận lợi và dễ dàng hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ về thuế một cách rõ ràng và đúng luật, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. Mặt khác, kế toán thuế giúp cho công việc quản lý nền kinh tế đa thành phần của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn, từ đó, đảm bảo duy trì nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Mô tả các công việc kế toán chi tiết:
- Thực hiện lập tờ khai thuế, nộp thuế và các giấy tờ liên quan.
- Đối chiếu, rà soát các chứng từ, hóa đơn
- Hoàn thiện báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý và hàng năm theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp.
- Quản lý và lưu trữ cơ sở dữ liệu thuế của doanh nghiệp.
- Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để kê khai và nộp thuế.
- Cung cấp dữ liệu tài chính cho phòng tài chính.
- Xác định các khoản thuế được khấu trừ và đề xuất giải pháp để tăng lợi nhuận.
- Theo dõi ngân sách, xu hướng ngành và các thay đổi liên quan đến chính sách thuế.
- Liên hệ với kiểm toán nội bộ và các kiểm toán viên độc lập.
- Lập dự toán thuế và trình lên quản lý cấp cao.
- Cập nhật các chính sách và luật thuế; làm việc với cơ quan thuế
- Đánh giá và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thuế để đưa ra giải pháp hiệu quả.
- Đề xuất các chiến lược thuế phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
>>> Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Thuế Online & Offline - Học Ở Đâu Tốt?
II. Kế toán thuế làm những gì?
1. Công việc đầu năm của kế toán thuế
- Kê khai và nộp thuế môn bài: Kiểm tra xem doanh nghiệp có cần nộp thuế môn bài hay không và xác định mức thuế áp dụng. Nếu doanh nghiệp phải nộp, kế toán thuế cần hoàn thành các biểu mẫu kê khai theo quy định của cơ quan thuế. Hạn cuối để nộp thuế môn bài là ngày 31/1 hàng năm.
- Nộp tờ khai thuế: Kế toán thuế cần thu thập các thông tin về doanh thu, chi phí và các dữ liệu liên quan để điền vào tờ khai thuế theo yêu cầu, bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, và thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành, tờ khai thuế cần được gửi đến cơ quan thuế đúng hạn theo quy định.
- Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Kế toán thuế cần thu thập các hóa đơn đã sử dụng trong quý IV của năm trước và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Báo cáo này cần được gửi đến cơ quan thuế đúng thời hạn và theo đúng quy định.
2. Công việc hàng ngày của kế toán thuế
- Thu thập hóa đơn: Thu thập các hóa đơn đầu vào và đầu ra từ các đối tác kinh doanh.
- Xử lý hóa đơn: Kiểm tra và nhập thông tin từ các hóa đơn vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
- Kiểm tra thông tin: Xác minh tính hợp lệ và đầy đủ của thông tin trên hóa đơn, bao gồm mã số thuế, địa chỉ, số lượng hàng hóa/dịch vụ, giá trị và các thông tin khác.
- Xử lý thông tin không hợp lệ: Giải quyết các trường hợp hóa đơn không hợp lệ bằng cách yêu cầu sửa đổi hoặc tái phát hành hóa đơn.
- Nộp tiền thuế: Thực hiện nộp các khoản thuế cần thiết đúng hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Hạch toán giao dịch tài chính: Ghi nhận các giao dịch tài chính như thu, chi và các giao dịch khác vào hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
- Sắp xếp và lưu trữ hóa đơn: Sắp xếp các hóa đơn và chứng từ một cách cẩn thận và có hệ thống để dễ dàng tìm kiếm, truy xuất thông tin khi cần thiết.
- Bảo quản hóa đơn: Đảm bảo hóa đơn và chứng từ được bảo quản an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo quản hồ sơ.
- Xử lý hóa đơn hết hạn: Xử lý các hóa đơn và chứng từ hết hạn sử dụng theo quy định.
- Chuẩn bị tài liệu: Hỗ trợ chuẩn bị tài liệu và thông tin cần thiết cho quá trình kiểm toán và thanh tra thuế của cơ quan chức năng.
3. Công việc hàng tháng của kế toán thuế
- Lập tờ khai thuế GTGT: Đối với các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng, có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên, kế toán thuế phải lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng và nộp đúng hạn.
- Lập tờ khai thuế TNCN: Nếu doanh nghiệp phát sinh số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ 50 triệu VNĐ trở lên, cần lập tờ khai thuế TNCN hàng tháng và nộp đúng thời hạn.
- Lập tờ khai thuế cho các loại thuế khác (nếu có): Nếu doanh nghiệp phải nộp các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,… kế toán thuế cũng phải thực hiện việc lập tờ khai và nộp các loại thuế này hàng tháng.
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng: Đối với các doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng, kế toán thuế cần lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, bao gồm thông tin về các hóa đơn đã sử dụng và những hóa đơn bị hỏng.
- Bút toán phân bổ tài sản cố định: Thực hiện việc phân bổ chi phí và trích hao tài sản cố định vào báo cáo tài chính hàng tháng. Cân đối kế toán: Kiểm tra và cân đối các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán hàng tháng, đồng thời xử lý các chênh lệch và lập phương án xử lý để tránh dồn công việc vào cuối năm.
4. Công việc hàng quý của kế toán thuế
- Tờ khai thuế GTGT: Đối với các doanh nghiệp mới thành lập và có doanh thu ít hơn 50 tỷ VNĐ, cần lập tờ khai thuế GTGT theo quý và nộp đúng hạn.
- Tờ khai thuế TNCN: Kế toán thuế cần lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo quý và nộp đúng thời hạn.
- Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn: Lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong quý, bao gồm thông tin về các hóa đơn đã sử dụng và những hóa đơn bị hỏng.
5. Công việc hàng năm của kế toán thuế
- Hoàn thành báo cáo tài chính năm, bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh tài khoản
- Lập báo cáo thuế quý 4
- Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp của năm
- Chuẩn bị sổ sách phục vụ cho đợt quyết toán thuế, thanh tra của kiểm soát viên.
III. Những sai lầm thường mắc phải khi làm kế toán thuế
1. Sai sót trong thực hiện kê khai thuế:
- Thiếu các chỉ tiêu quan trọng trong tờ khai thuế GTGT hàng tháng có thể dẫn đến phạt vi phạm và gây khó khăn trong quá trình tuân thủ quy định kê khai thuế.
- Nhầm lẫn và ghi sai thông tin giữa các dòng làm sai lệch nội dung tờ khai.
- Gộp doanh thu và thuế đầu ra của nhiều thuế suất ghi chung vào một dòng.
- Không kê khai khấu trừ 3% đối với hàng hoá không chịu thuế GTGT hoặc mua vào không phải để bán ra.
- Không tính vào số thuế GTGT đầu vào các khoản hàng hoá nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan.
2. Sai sót khi mua hóa đơn:
- Thiếu thông tin quan trọng như số giấy giới thiệu, ngày, tên người ký nhận, và chức vụ của người đại diện pháp lý.
- Không ghi rõ đơn vị phải mua hóa đơn về cơ quan thuế.
3. Sai sót khi xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
Không xuất hóa đơn GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu.
Không xuất hóa đơn đối với doanh thu hàng uỷ thác xuất khẩu.
Không ghi rõ thuế suất thuế GTGT.
Không lập báo cáo sử dụng hóa đơn theo định kỳ.
4. Sai sót khi kế toán lập bảng kê hóa đơn bán ra mua vào:
- Không đầy đủ cột mục theo quy định.
- Sai định dạng khi ghi ngày kế toán.
- Không kê hoá đơn đã hủy vào bảng kê, gây trùng lặp thông tin trong bảng kê.
- Không lập bảng kê riêng cho các loại hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
Bài viết trên của Kỹ Năng Kế Toán đã cung cấp những kiến thức căn bản về Kế Toán Thuế Làm Những Gì? Mô Tả Công Việc Chi Tiết nhất. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về vị trí kế toán thuế cũng như có thêm thông tin để định hướng được công việc trong tương lai của mình.
>>> Xem thêm: Lộ Trình Học Kế Toán Cho Người Mất Gốc - Chia Sẻ Từ Chuyên Gia