Xử lý hàng bán bị trả lại và cách hạch toán

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 03/10/2024 16 phút đọc

Hàng hóa bị trả lại l à số sản phẩm, hàng hoá doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như : Hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Giá trị hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán ra trong kỳ báo cáo.  

Cách xử lý trong trường hợp có hàng hóa bị trả lại, bên mua bên bán xử lý như thế nào. Các bạn tham khảo bài viết sau nhé.

I. Các trường hợp hàng hóa bị trả lại: 

1.Người mua là doanh nghiệp, công ty, tổ chức.

a) Xử lý hóa đơn đối với hàng bị trả lại.  

Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc trả lại hàng như sau:

- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện ra hàng lỗi, kém chất lượng, không đúng mẫu mã, chủng loại nên đã trả lạị toàn bộ hoặc một phần hàng hóa; lớp kế toán thực hành  

Khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ ràng lý do trả lại hàng(Trả lại hàng do không đúng quy cách, chất lượng), tiền thuế GTGT nếu có.

b) Kê khai thuế GTGT của hàng bán bị trả lại:  

Theo hướng dẫn tại Công văn số 5839/CT-TTHT ngày 20/02/2017 của Cục Thuế Hà Nội về hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh hàng mua bị trả lại:

Trường hợp bên bán đã lập hóa đơn giao cho bên mua, sau đó bên mua trả lại hàng, đã lập hóa đơn trả hàng theo quy định thì các bên kê khai điều chỉnh trên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng như sau:

Đối với bên bán: thực hiện kê khai giảm vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II - Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT. Nếu là hàng hóa chịu thuế GTGT thì điều chỉnh giảm doanh số tại chỉ tiêu (32), giảm thuế GTGT tại chỉ tiêu (33).

Đối với bên mua: thực hiện điều chỉnh giảm doanh số mua tại chỉ tiêu (23), giảm thuế GTGT đầu vào tại chỉ tiêu (24) và (25). hoc ke toan tong hop  

 

Xử lý hàng bán bị trả lại

Xử lý hàng bán bị trả lại

 

>>>Bài viết xem thêm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt

2.Trường hợp người mua là cá nhân, không có hóa đơn:

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa Công ty áp dụng theo hướng dẫn tại điểm 2.8 Phụ lục 4 về hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC), cụ thể:

- Đối với trường hợp trả lại toàn bộ hàng hóa:

Khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.

- Đối với trường hợp trả lại một phần hàng hóa: hàm vlookup nhiều điều kiện  

Sau khi lập biên bản thu hồi hóa đơn như trên và nhận số hàng bị trả lại, bên bán lập hóa đơn mới cho hàng hóa thực tế bên mua chấp nhận theo quy định.

Trường hợp Công ty đã kê khai thuế của hóa đơn đầu ra, sau đó người mua trả lại toàn bộ hay một phần hàng và hóa đơn GTGT thì hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn của hàng hóa bị trả lại, lưu giữ hóa đơn tại người bán.

Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do trả lại hàng hóa và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có). Căn cứ vào hóa đơn người bán trả lại, Công ty thực hiện điều chỉnh giảm doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT và thuế GTGT đầu ra trên tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT. Trường hợp kê khai không đúng theo quy định, Công ty thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

II. Hướng dẫn hạch toán khi hàng bị trả lại:   

1. Công ty mình là người mua

- Khi mua hàng của nhà cung cấp

Nợ TK 152, 154, 155, 1561, 152: Giá trị mua vào.  
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào  
Có TK 111,112: Nếu đã thanh toán  
Có TK 331: Nếu chưa thanh toán.

- Khi Công ty mình trả lại hàng cho nhà cung cấp 
Nợ TK 111,112: Nhận lại tiền  
Nợ TK 331: Ghi giảm công nợ phải trả nhà cung cấp  
Có TK 152, 154, 155, 1561: Ghi giảm giá trị lô hàng chưa VAT  
Có TK 1331: Ghi giảm VAT được khấu trừ

2. Công ty mình là người bán

- Khi bán hàng thuật ngữ logistics  

+ Phản ánh doanh thu  
Nợ TK 111,112: Nếu khách hàng thanh toán ngay  
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng tăng lên  
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra tăng lên

+ Phản ánh giá vốn  
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán tăng lên  
Có TK 155, 1561: Trị giá lô hàng xác định được từ giá mua

- Khi hàng bán bị trả lại  
+ Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại  
Nợ TK 531: Hàng bị trả lại(Theo QĐ 15 sử dụng TK này)  
Nợ TK 5212: Hàng bán bị tar lại(Theo QĐ 48 sử dụng TK này)  
Nợ TK 3331: Thuế GTGT đầu ra bị giảm đi  
Có TK 111,112,131: Tài khoản liên quan khi bán hàng

+ Phản ánh hàng nhập lại kho:  
Nợ TK 155, 1561: Hàng hóa nhập lại kho  
Có TK 632: Ghi giảm giá vốn bán hang

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ làm giảm trừ doanh thu 

Nợ TK 511: Ghi giảm doanh thu  
Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại theo QĐ 48  
Có TK 531: Theo QĐ 15

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn điền phiếu xuất nhập kho

Nguồn tham khảo: Kế toán Lê Ánh

Mong bài viết của kỹ năng kế toán sẽ hữu ích với bạn!

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Hướng dẫn điền phiếu nhập kho, phiếu xuất kho chi tiết

Hướng dẫn điền phiếu nhập kho, phiếu xuất kho chi tiết

Bài viết tiếp theo

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo