Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 17/07/2024 21 phút đọc

Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường phát sinh phát sinh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí về tiền lương công nhân sản xuất và các chi phí khác về tổ chức quản lý sản xuất tạo ra sản phẩm theo kế hoạch. Nhiệm vụ của Kế toán cần phải tập hợp những chi phí đã phát sinh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và tổng hợp vào tài khoản chi phí sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Sau đó tiến hành hạch toán ghi sổ những nghiệp vụ kế toán phát sinh này:

Theo quy định hiện nay thì giá thành sản phẩm, dịch vụ được xác định trên cơ sở 3 loại cơ sở chi phí chính:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Chi phí nhân công trực tiếp

- Chi phí sản xuất chung

>>>Bài viết tham khảo: Khóa học kế toán thực hành cho người mới bắt đầu

1. Một số tài khoản sử dụng chủ yếu trong hạch toán quá trình sản xuất:

Tài khoản 111 - Tiền mặt
Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 142 - Chi phí trả trước
Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ Khóa học kế toán cho người mới bắt đầu
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 155 - Thành phẩm
Tài khoản 214 - Hao mòn TSCĐ
Tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Tài khoản 335 - Chi phí phải trả
Tài khoản 338 - Phải trả, phải nộp khác
Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.

2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

- Khi xuất nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu cho phân xưởng sản xuất để sản xuất sản phẩm, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi xuất vật liệu để dùng chung cho phân xưởng sản xuất hay phục vụ cho công tác quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

- Khi tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân phục vụ và nhân viên quản lý phân xưởng, ghi: hạch toán thuế nhà thầu

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 - Phải trả CNV.

- Khi trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

- Khi trích hảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phần được trừ vào tiền lương phải trả của cán bộ công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả CNV
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

- Khi xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

- Trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn cần phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ khác nhau, ghi:

(1) Nợ TK 142 - Chi phí trả trước
Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ (100% giá trị).
(2) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142 - Chi phí trả trước (theo mức phân bổ cho từng kỳ).

- Khấu hao TSCĐ đang dùng ở phân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Đối với các chi phí khác có liên quan gián tiếp đến hoạt động của phân xưởng sản xuất như chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi phí điện nước, tiếp khách, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 111, 112, 331.

- Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp nhân viên quản lý phân xưởng trong kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 622 - Chi phí NC trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí SX chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.

- Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dùng ởphân xưởng sản xuất, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 - Chi phí phải trả.

- Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sang tài khoản Chi phí SXKD dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ghi.

Nợ TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Có TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 622 - Chi phí NC trực tiếp
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Nếu có phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

- Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

- Trường hợp sản phẩm hoàn thành.không nhập kho, mà được giao ngay cho khách hàng tại phân xưởng, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang.

Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư 200

3. Sơ đồ kế toán

Sơ đồ tài khoản kế toán quá trình sản xuất
Sơ đồ tài khoản kế toán quá trình sản xuất

Chú thích:
(1) Chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm hay quản lý phân xưởng.
(2) Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng và các khoản chi phí tính theo tiền lương.
(3) Chi phí về công cụ, dụng cụ ở phân xưởng.
(4) Phân bổ chi phí trả trước cho kỳ này.
(5) Khấu hao tài sản cố định ở phân xưởng sản xuất.
(6) Chi phí khác ở phân xưởng trả bằng tiền hay chưa thanh toán.
(7) Chi phí phải trả được nhận trong kỳ
(8) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(9) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(10) Kết chuyển chi phí sản xuất chung. commercial invoice
(11) Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho.
(12) Giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
(13) Giá vốn sản phẩm sản xuất xong chuyển thẳng bán cho khách hàng

Ví dụ:

Tại một nhà máy có một phân xưởng chuyên sản xuất sản phẩm loại A tại thời điểm 1/9/2018 có số liệu dở dang đầu kỳ như sau (đơn vị: 1.000đ).
Tài khoản 152: 40.000
Tài khoản 154: 17.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Mua NVLC trị giá thanh toán 110.000, đã trả bằng tiền gởi ngân hàng. Nguyên liệu đã nhập kho. học nghiệp vụ kế toán
2. Xuất kho vật liệu để chế tạo sản phẩm, trị giá 90.000.
3. Tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: 30.000, nhân viên quản lý phân xưởng:5.000.
4. Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định (19%).
5. Các chi phí sản xuất chung khác thực tế phát sinh: Chi phí nhiên liệu: 5.000
- Chi phí trả trước phân bổ kỳ này: 6.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ: 10.000
- Chi phí dịch vụ khác mua ngoài trả bằng tiền mặt: 3.990
6. Kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ. Biết rằng cuối kỳ còn một số sản phẩm dở dang trị giá 10.000.
Yêu cầu:
Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản có liên quan.

Bài giải:

(1) Nợ TK 152: 110.000
Có TK 112: 110.000

(2) Nợ TK 62 1: 90.000
Có TK 152: 90.000

(3) Nợ TK 622: 30.000
Nợ TK 627: 5.000
Có TK 334: 35.000

(4) Nợ TK 622: 5.700
Nợ TK 627: 950
Có TK 338: 6.650

(5) Nợ TK 627: 24.990
Có TK 152: 5.000
Có TK 142: 6.000
Có TK 214: 10.000
Có TK 111: 3.990

(6a) Nợ TK 154: 90.000
Có TK 621: 90.000

(6b) Nợ TK 154: 35.700
Có TK 622: 35.700

(6c) Nợ TK 154: 30.940
Có TK 627: 30.940

(6d) Nợ TK 155: 163.640
Có TK 154: 163.640

Nguồn tham khảo: Kế toán Lê Ánh

>>>Xem thêm: Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân mới nhất

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2018

Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2018

Bài viết tiếp theo

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo