Cách tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 19/07/2024 20 phút đọc

Giá thành sản phẩm là gì? Tính giá thành sản phẩm như thế nào? Trong bài viết này hãy cùng Kỹ năng kế toán đi tìm hiểu chi tiết về giá thành sản phẩm và các cách tính giá thành sản phẩm hiện nay

Trước khi đi tìm hiểu cách tính giá thành sản phẩm/dịch vụ thì chúng ta cần biết

Giá thành sản phẩm là gì?

Giá thành sản phẩm/dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho một đơn vị khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc lao vụ đã hoàn thành trong kỳ.

Có thể nói giá thành sản phẩm /dịch vụ là một chỉ tiêu phản ánh toàn diện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ công nghệ, trình độ quản trị...

Giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí phải trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ. Giá thành sản phẩm không liên quan đến chí phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.

Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, quản trị giá thành phải gắn liền với quản trị chi phí sản xuất kinh doanh.

>>>> Học kế toán online ở đâu tốt

Phân loại giá thành sản phẩm/dịch vụ

Tùy theo cách phân loại giá thành sản phẩm - dịch vụ ta có:

1. Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu có:

+ Giá thành kế hoạch

Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch được doanh nghiệp tiến hành xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.

+ Giá thành định mức

Giá thành định mức là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính toán giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm.

Lợi ích khi tính giá thành theo định mức :

  • Tinh giá thành sản phẩm theo định mức giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế thực sự do đã suy tính từ trước các loại nguyên vật liệu hoặc phương pháp sản xuất tối ưu.
  • Giúp doanh nghiệp chỉ tập trung vào những các biến động nào vượt quá một phạm vi nào đó thay vì phải tập trung vào nghiên cứu tất cả các biến động, dù là nhỏ.

+ Giá thành thực tế

Giá thành thực tế là giá sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ.

Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi đã kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm.

2. Phân loại theo chi phí phát sinh có:

+ Giá thành sản xuất

Để phục vụ công tác quản trị, đáp ứng các yêu cầu về công tác kế hoạch và xây dựng giá cả sản phẩm và hạch toán kinh tế, trong các doanh nghiệp đã hình thành các loại giá thành sản phẩm khác nhau bao gồm :

  • Chi phí nguyên liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

Giá thành sản xuất được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, nhập kho hoặc giao cho khách hàng.

Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính toán giá trị hàng tồn kho, giá vốn hàng bán và lãi gộp ở doanh nghiệp sản xuất.

+ Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ)

Bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khi sản phẩm được tiêu thụ.

Giá thành toán bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Tính giá thành sản phẩm

Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán chi phí vận chuyển

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm Áp dụng thực tế Cách tính giá thành sản phẩm
1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)

 

 

 

 

Cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn thường được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn.

Những doanh nghiệp với quy trình sản xuất phức tạp cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải sản xuất ít loại sản phẩm với số lượng lớn.

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

 

 

 

2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số

 

 

 

 

 

 

 

 

Phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng cùng một quy trình sản xuất, cùng một nguyên vật liệu và lượng lao động nhưng sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau.

Các loại hình doanh nghiệp điển hình là:

  • Doanh nghiệp sản xuất quần áo, giày dép;
  • Doanh nghiệp đóng gói bao bì;
  • Doanh nghiệp chế biến nông sản;…

 

 

 

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại

(Hệ số quy đổi cần phải được xác định cho từng loại sản phẩm khác nhau trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1)

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ (định mức)

 

 

Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm với các quy cách, phẩm chất khác nhau.

Chính vì vậy, khi hạch toán, kế toán sẽ tập hợp chi phí theo các nhóm sản phẩm.

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch * Giá thành tỷ lệ

4. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quá trình sản xuất ngoài thu được sản phẩm chính còn cả những sản phẩm phụ, điển hình là các doanh nghiệp chế biến dầu thô hay các doanh nghiệp sản xuất gỗ Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ
5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phù hợp với các công ty xây dựng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho từng dự án hay các công ty xuất nhập khẩu theo đơn hàng. Giá thành của từng đơn hàng bao gồm:
  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phi sản xuất chung phát sinh từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc đơn đặt hàng.
6. Phương pháp tính giá thành phân bước

 

 

 

 

 

 

Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có nhiều công đoạn nối tiếp nhau.

Mỗi công đoạn của quy trình có một thành phẩm riêng biệt và thành phẩm của công đoạn trước là đối tượng của công đoạn sau.

Các loại hình doanh nghiệp điển hình là doanh nghiệp chế biến đồ hộp, đồ gia dụng hay quần áo thời trang,…

Doanh nghiệp tiến hành tập hợp chi phí trên từng công đoạn, tính giá trên các công đoạn trung gian, từ đó tính ra giá thành của thành phẩm cuối cùng của quy trình.

 

 

 

Tham khảo thêm: Bài tập tính giá thành sản phẩm có đáp án

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Hướng dẫn hạch toán thuế GTGT hàng nhập khẩu

Bài viết tiếp theo

Bút Toán Kép Là Gì?

Bút Toán Kép Là Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo