Cách Tính Nguyên Giá Tài Sản Cố Định - Bài Tập Có Lời Giải

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 19/07/2024 18 phút đọc

Xác định nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) là bước đầu tiên trong việc ghi nhận, theo dõi và giám sát quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định. Bài viết này Kỹ Năng Kế Toán sẽ hướng dẫn các bạn cách tính nguyên giá tài sản cố định chi tiết

I. Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Là Gì?

Theo các Điều 35, 36 và 37 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, nguyên giá tài sản cố định là giá trị ban đầu của tài sản cố định khi tài sản đó xuất hiện lần đầu tại doanh nghiệp. Nguyên giá tài sản cố định biểu thị số tiền doanh nghiệp đã đầu tư để đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng trong doanh nghiệp.

Trong quá trình sử dụng tài sản, nguyên giá TSCĐ có thể sẽ thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện sửa chữa, nâng cấp TSCĐ và việc sửa chữa, nâng cấp đã đưa TSCĐ lên mức cao hơn so với TSCĐ ban đầu (nâng cao năng suất hoạt động, gia tăng thời hạn sử dụng, …)

Bên cạnh đó, nguyên giá TSCĐ cũng sẽ thay đổi trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành đánh giá lại TSCĐ. Bất kỳ thay đổi theo trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện ghi nhận lại nguyên giá tài sản cố định nhằm đảm bảo việc không ảnh hưởng tới thông tin kế toán.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện sửa chữa TSCĐ và đưa TSCĐ về trạng thái giống như ban đầu sẽ được xử lý theo cách khác.

»»»» Review học kế toán ONLINE ở đâu tốt nhất

II. Phân Loại Nguyên Giá TSCĐ

1. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra đầu tư để đưa TSCĐ hữu hình vào trạng thái sẵn sàng sử dụng tại doanh nghiệp.

2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải chi để có TSCĐ vô hình tính tới thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo như dự kiến.

Xem thêm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất tại TP HCM và Hà Nội

III. Cách Tính Nguyên Giá Tài Sản Cố Định

Cách tính nguyên giá TSCĐ

1. Cách tính nguyên giá tài sản cố định hữu hình

a. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua sắm

Công thức:

Nguyên giá TSCĐ = Giá mua hàng thực tế phải trả + Các khoản thuế + Các chi phí có liên quan trực tiếp

Trong đó:

- Giá mua thực tế phải trả là:

  • Trường hợp khi mua TSCĐ hữu hình theo hình thức trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ sẽ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua
  • Các khoản giảm giá hoặc chiết khấu thương mại được trừ ra khỏi giá mua.

- Các khoản thuế: tất cả các loại thuế ngoại trừ các khoản thuế được hoàn lại.

- Các chi phí có liên quan trực tiếp: những khoản chi phí phải bỏ ra tính tới thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như là: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; Chi phí lắp đặt; Chi phí nâng cấp; Lệ phí trước bạ; Chi phí chuyên gia và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp khác.

b. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi

Trao đổi một TSCĐ hữu hình với một TSCĐ tương tự hoặc hình thành do bán nhằm đổi lấy quyền sở hữu một TSCĐ hữu hình khác tương tự thì nguyên giá của tài sản cố định hữu hình nhận về bằng với Giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi, không ghi nhận thêm khoản lãi lỗ nào.

Trong trường hợp TSCĐ nhận về không tương tự với TSCĐ hữu hình đem đi trao đổi thì nguyên giá tài sản cố định hữu hình nhận về là bằng giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc đem đi trao đổi (+/- ) điều chỉnh các khoản tiền hoặc là tương đương khoản tiền trả/ thu thêm (+) Các khoản thuế không được hoàn lại (+) Các chi phí liên quan trực tiếp phải bỏ ra để đưa tài sản về trạng thái sẵn sàng hoạt động.

c. Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán khi đưa công trình vào sử dụng. Trường hợp đã đưa TSCĐ vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và có sự điều chỉnh sau khi hoàn thành quyết toán công trình.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế TSCĐ hữu hình (+) chi phí lắp đặt, chạy thử (+) các chi phí khác có liên quan trực tiếp bỏ ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

d. Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng

Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng là Giá quyết toán tại công trình xây dựng (+) lệ phí trước bạ (+) các chi phí có liên quan trực tiếp.

Trong trường hợp TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì hạch toán nguyên giá theo giá tạm tính và có sự điều chỉnh sau khi hoàn thành quyết toán công trình.

e. Nguyên giá TSCĐ hữu hình trong các trường hợp khác

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được tặng, được biếu, do phát hiện thừa theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc các tổ chức định giá chuyên nghiệp.

- Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến là giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của đơn vị điều chuyển cộng các chi phí khác có liên quan.

- Nguyên giá TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí hoặc do các tổ chức chuyên nghiệp định giá theo như quy định của pháp luật và được sự chấp thuận của các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận.

2. Cách tính nguyên giá tài sản cố định vô hình

a. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt là giá mua (-) các khoản chiết khấu thương mại hoặc mua giảm giá (+) các khoản thuế không được hoàn lại (+) các chi phí có liên quan trực tiếp.

Trong trường hợp TSCĐ vô hình mua riêng biệt thanh toán theo hình thức trả chậm, trả góp thì nguyên giá TSCĐ vô hình mưa trả chậm là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua.

b. Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình khác không tương tự là Giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi (+) các khoản thuế không được hoàn lại (+) các chi phí có liên quan trực tiếp.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua theo hình thức trao đổi với một TSCĐ vô hình khác tương tự hoặc hình thành bởi việc bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự khác là giá trị còn lại của tài sản cố định vô hình đem trao đổi.

c. Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất là toàn bộ khoản tiền phải trả để được quyền sử dụng đất hợp pháp (+) các chi phí cho việc đền bù, san lấp mặt bằng, giải phóng mặt bằng, lệ phí trước bạ,... hoặc giá trị về quyền sử dụng đất nhận góp vốn.

d. Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng, được điều chuyển đến

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được cấp, được biếu, được tặng = giá trị hợp lý ban đầu + các chi phí có liên quan trực tiếp phải bỏ ra đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.

- Nguyên giá TSCĐ được điều chuyển đến là nguyên giá được ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp có tài sản điều chuyển.

Bài viết trên đây chia sẻ những thông tin có liên quan đến cách tính nguyên giá tài sản cố định mà bạn cần phải biết.

Xem thêm:

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) 1 Lần Theo Quy Định Mới Nhất

Cách Tính Bảo Hiểm Xã Hội (BHXH) 1 Lần Theo Quy Định Mới Nhất

Bài viết tiếp theo

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo