Chứng từ kế toán và kiểm kê

Biên tập viên Tác giả Biên tập viên 18/07/2024 16 phút đọc

Kế toán là công việc phải làm rất nhiều trên chứng từ thực tế, kiểm kê là việc mà ngày nào các kế toán viên cũng phải thực hiện. Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành kế toán giỏi bạn phải biết cách làm việc trên chứng từ kế toán và kiểm kê tài sản của doanh nghiệp.

>>>>> Xem thêm: Tính giá các đối tượng kế toán

1.Tóm tắt lí thuyết về chứng từ kế toán và kiểm toán

Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành. Nếu phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế là phương pháp phân loại dựa theo từng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chứng từ. Theo cách phân loại này, chứng từ tại đơn vị được phân loại gồm: chứng từ chỉ tiêu lao động và tiền lương, chứng từ chỉ tiêu hàng tồn kho, chứng từ chỉ tiêu bán hàng, chứng từ chỉ tiêu tiền tệ, chứng từ chỉ tiêu tài sản cố định.

Chứng từ kế toán

Phân loại theo quy định quản lí của Nhà nước là phương pháp phân loại dựa theo quy định của Nhà nước về quy cách biểu mẫu, chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập,...của chứng từ. Theo các phân loại này, chứng từ tại đơn vị được phân thành chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và chứng từ kế toán hướng dẫn. Phân loại theo công dụng chứng từ, theo cách phân loại này, chứng từ tại đơn vị được phân loại thành chứng từ mệnh lệnh, chứng từ chấp hành, chứng từ liên hợp. Học kế toán ở đâu tốt

Kiểm kê là việc kiểm tra các loại tài sản hiện có nhằm xác định chính thức số thực có của tài sản trên thực tế, phát hiện các khoản chênh lệch giữa số thực tế và số liệu ghi tên tài khoản kế toán. Kiểm kê định kì là kiểm kê theo thời hạn quy định chẳng hạn kiểm kê cuối mỗi tháng đối với vật tư, cuối năm đối với toàn bộ tài sản của đơn vị.,.. Kiểm kê bất thường là kiểm kê đột xuất, ngoài thời hạn quy định khi có sự thay đổi người quản lí tài sản; khi đơn vị gặp sự cố như hỏa hoạn, lũ lụt, khi cơ quan thanh tra tiến hành kiểm tra đột xuất. Phương thức tiến hành kiểm kê gồm có kiểm kê trực tiếp: áp dụng cho những tài sản hiện có tại đơn vị, và áp dụng phương pháp đối chiếu: thường được tiến hành đối với những tài sản của đơn vị nhưng không hiện diện tại đơn vị. kế toán doanh nghiệp xây dựng

Kiểm kê tài sản

2. Hệ thống câu hỏi ôn tập chuyên sâu về chứng từ kế toán và kiểm toán

1.Bạn hãy phân loại các chứng từ sau đây theo nội dung kinh tế của chứng từ như giấy báo nợ ngân hàng, quyết định thanh lí tài sản cố định, biên bản kiểm nghiệm vật tư, bảng chấm công, giấy báo có ngân hàng, biên bản kiểm kê hàng tồn kho, biên bản kiểm kê tiền tại quỹ, biên bản giao nhận tài sản cố định? tự học kế toán xây dựng

2. Bạn hãy phân loại các chứng từ sau đây theo công dụng của chứng từ: phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng thông thường, quyết định mua sắm tài sản cố định, phiếu xuất kho, phiếu chi?

3. Bạn hãy phân loại các chứng từ sau đây theo công dụng của chứng từ như biên bản kiểm nghiệm kiêm phiếu nhập kho, phiếu thu, đơn xin tạm ứng, quyết định thanh lý tài sản cố định, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. ke toan thuc hanh

4. Trong các chứng từ liệt kê dưới đây, bạn hãy nêu rõ chứng từ nào làm căn cứ để ghi sổ kế toán, chứng từ nòa chưa đủ căn cứ để ghi sổ kế toán: phiếu chi, hóa đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy hải sản, đơn xin tạm ứng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, quyết định mua sắm tài sản cố định, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu tạm ứng? Tại sao?

5. Trong các chứng từ liệt kê dưới đây, bạn hãy nêu rõ chứng từ nòa làm căn cứ để ghi sổ kế toán, chứng từ nào chưa đủ căn cứ để ghi sổ kế toán: phiếu nhập kho, biên bản xử lý hàng thiếu khi kiểm kê, biên bản kiểm kê hàng tồn kho? Vì sao? học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

6. Có ý kiến cho rằng chứng từ mệnh lệnh chưa phải là căn cứ để ghi vào sổ kế toán nên doanh nghiệp có thể không cần lập loại chứng từ này. Bạn có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao? ke toan cong ty xay dung

7. Theo bạn, đơn vị có thể hoàn toàn dựa vào số liệu trên sổ kế toán để xác định tình hình tài sản trên thực tế của đơn vị hay không? Tại sao? học xuất nhập khẩu ở đâu tốt

8. Hãy trình bày phương thức tiến hành kiểm kê đối với các đối tượng kế toán sau: tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền gửi ngân hàng.

9. Hãy trình bày phương thức tiến hành kiểm kê đối với các đối tượng kế toán sau: tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định, chứng khoán, khoản phải thu.

10. Bạn hãy phân loại các chứng từ sau đây theo nội dung kinh tế của chứng từ như phiếu nhập kho, biên bản thanh lý tài sản cố định, hóa đơn bán lẻ, phiếu xuất hàng gửi bán đại lý, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu báo làm thêm giờ, giấy báo có ngân hàng.

11. Hãy trình bày thời gian tiến hành kiểm kê đối với các đối tượng kế toán sau: tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, tài sản cố định, sản phẩm dở dang, nợ phải thu, nợ phải trả.

12. Hãy trình bày thời hạn tiến hành kiểm kê đối với các đối tượng kế toán sau: nguyên vật liệu, tài sản cố định, sản phầm dở dang, nợ phải thu, nợ phải trả, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, tiền mặt? kế toán doanh nghiệp xây lắp

13. Bạn hãy thiết lập danh sách các thành viên cần có mặt trong tổ kiểm kê hàng tồn kho; tiền mặt tại đơn vị và cho biết tại sao cần có những thành viên như vậy khi tiến hành kiểm kê?

14. Bạn hãy nêu ý nghĩa của phương pháp chứng từ đối với công việc kế toán tại đơn vị.

15. Bạn hãy liệt kê danh mục chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc và danh mục chứng từ kế toán hướng dẫn theo quy định của Nhà nước.

16. Căn cứ vào cơ sở nào để kế toán có thể đề xuất phương án xử lý tài sản thừa hoặc tài sản thiếu khi tiến hành kiểm kê?

17. Trong quá trình kiểm kê có phát hiện khoản nợ phải thu khó đòi hay không?

18. Theo bạn chứng từ được quy định trong Luật kế toán có ảnh hưởng gì đến nguyên tắc bản chất quan trọng hơn hình thức pháp lý hay không?

19. Theo anh chị tài sản thừa chờ xử lý và tài sản thiếu chờ xử lý, xét về mặt kế toán, cách xử lý có khác nhau không? Có ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu hay không? Vì sao?

20. Theo anh chị chứng từ có nhất thiết phải quy định bắt buộc hay không? Hãy chỉ xem chứng từ là cơ sở minh chứng cho giao dịch phát sinh?

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chứng từ kế toán và kiểm kê được biên soạn bới đội ngũ admin của Kỹ năng kế toán. Mong bài viết trên giúp ích cho bạn đọc, giúp bạn hoàn thành chính xác và hiệu quả công việc kế toán của mình.

Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!

Để hiểu rõ và nắm bắt hệ thống được các công việc của kế toán cần làm trong doanh nghiệp, ngoài việc tự trau dồi thêm kiến thức kế toán, các bạn cũng nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại đây: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất .

địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế uy tín

Biên tập viên
Tác giả Biên tập viên Admin
Bài viết trước Tài khoản và ghi sổ kép

Tài khoản và ghi sổ kép

Bài viết tiếp theo

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu

Kinh Nghiệm Ôn Thi Đại Lý Thuế: Lộ Trình Và Tài Liệu
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo