Quy trình giải thể doanh nghiệp

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 18/07/2024 10 phút đọc

Trong kinh doanh không ai muốn bị giải thể, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định doanh nghiệp vẫn phải giải thể. Vậy các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, điểu kiện giải thể doanh nghiệp, hồ sơ giải thể doanh nghiệp cùng những hành vi nghiêm cấm khi đã có quyết định giải thể được trình bày trong bài viết dưới đây. học kế toán tổng hợp online miễn phí

>>>>>Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên công ty, doanh nghiệp

1.Các trường hợp doanh nghiệp bị giải thể:

Các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ phải làm thủ tục giải thể doanh nghiệp nếu nằm trong các trường hợp sau:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; cách học tin học văn phòng
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 0 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.Điêu kiện doanh nghiệp được giải thể:

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

3.Thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp:

  • Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  • Nợ thuế;
  • Các khoản nợ khác. khóa học xuất nhập khẩu

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

4.Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm giấy tờ sau đây:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. công việc của chuyên viên tuyển dụng nhân sự

5.Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp: Các hành vi nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện:

  • Cất giấu, tẩu tán tài sản;
  • Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
  • Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
  • Ký kết hợp đồng mới trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;
  • Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thu tài sản; khóa học thanh toán quốc tế chuyên sâu
  • Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
  • Huy động vốn dưới mọi hình thức.

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Trên đây là những thông tin cần nắm rõ khi doanh nghiệp thuộc trường hợp phải giải thể. Mong bài viết trên của Kỹ năng kế toán giúp ích cho bạn đọc.

Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!

Để hiểu rõ và nắm bắt hệ thống được các công việc của kế toán cần làm trong doanh nghiệp, ngoài việc tự trau dồi thêm kiến thức kế toán, các bạn cũng nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại đây: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn Admin
Bài viết trước Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Bài viết tiếp theo

Bút Toán Kép Là Gì?

Bút Toán Kép Là Gì?
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo