Mẫu Giấy Nộp Tiền Vào Ngân Sách Nhà Nước Mới Nhất

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 16/07/2024 9 phút đọc

Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước nào mới nhất và đúng quy định? Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước được sử dụng khá nhiều trong doanh nghiệp. Tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm và nội dung trong bài viết sau của Kỹ năng kế toán.

1. Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước là gì?

Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước là một loại chứng từ nộp ngân sách nhà nước, được thể hiện dưới dạng văn bản nhằm chứng minh, xác thực cá nhân, doanh nghiệp đã nộp đầy đủ những khoản tiền theo quy định của nhà nước.

Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước có 02 phần cơ bản là thông tin của người nộp ngân sách nhà nước và thông tin các khoản tiền nộp.

- Về thông tin của người nộp ngân sách nhà nước phải có đầy đủ tên người nộp thuế, nếu người nộp là doanh nghiệp thì cần phải ghi tên người đại diện theo pháp luật, mã số thuế, địa chỉ cụ thể theo số nhà/ ngõ/ ngách/ phường thuộc quận/ huyện tỉnh/ thành phố nào. Đây là những thông tin thông thường nhưng lại rất quan trọng, bởi nếu sai thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối về thủ tục khi không có cơ sở để so sánh, đối chiếu.

Nếu cá nhân, doanh nghiệp không thể trực tiếp nộp ngân sách nhà nước thì có thể làm giấy ủy quyền cho người khác làm thay. Giấy ủy quyền phải có đủ các thông tin người được ủy quyền, phạm vi ủy quyền…

- Nội dung khoản nộp và số tiền phải nộp:

Nội dung này phải ghi rõ lý do nộp tiền là gì. Có thể là nộp tiền thuế định kỳ của doanh nghiệp, tiền nộp phạt… Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có những cách ghi khác nhau.

Cá nhân, doanh nghiệp khi sử dụng giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cần lưu ý một số điểm như sau:

+ Nộp đúng thời hạn: Mọi khoản thu theo quy định của pháp luật đều có thời hạn cụ thể, nếu cá nhân, doanh nghiệp không nộp đúng hạn thì sẽ bị phạt bằng hình thức phạt tiền, một số trường hợp nặng hơn như trốn thuế hoặc cố tình không đóng thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chính vì thế, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến nộp ngân sách nhà nước phải nắm rõ các khoản thu chi, các khoản phải nộp để đảm bảo đúng tiến độ, đúng theo quy định của pháp luật.

+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cần phải được bảo lưu: Việc lưu giữ lại giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước sẽ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp rà soát lại những thông tin trên giấy đã chính xác chưa, có nhầm lẫn hay không để tránh sai sót xảy ra. Bên cạnh đó, nếu có những sai sót ngoài ý muốn thì giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước sẽ được dùng để làm căn cứ đối chiếu, so sánh.

giay-nop-tien-vao-ngan-sach-nha-nuoc

»»»» Học Kế Toán Ở Đâu Tốt Nhất

2. Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước

Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo nghị định 11/2020

Nghị định số 11/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 01 năm 2020 quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước điều chỉnh những thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kho bạc nhà nước bao gồm:

- Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;

- Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (không bao gồm phần vốn nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP);

- Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

Ban hành kèm theo văn bản này, Chính phủ có quy định về mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Hy vọng bài viết mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước trên hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra để nâng cao kiến thức thực tế bạn có thể tham khảo các khóa học kế toán tổng hợp thực hành ở trung tâm uy tín.

>> Xem thêm: Ủy nhiệm chi là gì? Mẫu ủy nhiệm chi

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Mẫu File Excel Quản Lý Thu Chi Công Ty

Mẫu File Excel Quản Lý Thu Chi Công Ty

Bài viết tiếp theo

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?

So Sánh CertIFR Và DipIFR - Nên Lựa Chọn Thi Chứng Chỉ Nào?
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo