Cách ghi hợp đồng giao khoán và biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán theo thông tư 133
Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó. Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn mẫu và cách ghi hợp đồng giao khoán và biên bản thanh lý hợp động giao khoán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.Mẫu và hướng dẫn cách ghi hợp đồng giao khoán theo thông tư 133
a) Mẫu hợp đồng giao khoán theo thông tư 133
Tải mẫu tại đây: Mẫu hợp đồng giao khoán theo thông tư 133
b) Hướng dẫn cách ghi hợp đồng giao khoán theo thông tư 133
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
Phần I. Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
– Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.
– Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng. khóa học hành chính nhân sự
– Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
Phần II. Điều khoản cụ thể:
Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản :
– 1 bản giao cho người nhận khoán; học nguyên lý kế toán online
– 1 bản lưu ở bộ phận lập hợp đồng;
– 1 bản chuyển về Ban Tài chính, Kế toán cho người có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khoán và làm căn cứ để thanh toán hợp đồng.
Mẫu hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.
Sau khi công việc giao khoán được hoàn thành, kế toán phải làm biên bản thanh lý nghiệm thu hợp đồng giao khoán. diễn đàn bảo hiểm xã hội
2.Mẫu và hướng dẫn cách ghi biên bản thanh lý(nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
a) Mẫu biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
Tải mẫu tại đây: Mẫu biên bản thanh lý(nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo thông tư 133
b) Hướng dẫn cách ghi biên bản thanh lý(nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
- Mục đích lập biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán khóa học logistics online
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanh toán và chấm dứt hợp đồng.
- Phương pháp và trách nhiệm ghi biên bản thanh ký hợp đồng giao khoán mẫu số 09 - LĐTL
+ Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị, bộ phận có bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm thanh lý hợp đồng, số hiệu bản thanh lý. kinh nghiệm phỏng vấn xin việc
+ Ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được đại diện cho bên giao khoán và bên nhận khoán.
+ Ghi rõ số, ngày tháng của hợp đồng được thanh lý.
+ Ghi rõ nội dung công việc đã thực hiện và giá trị của hợp đồng đã thực hiện đến thời điểm thanh lý hợp đồng. khóa học nguyên lý kế toán online
+ Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ mà bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận khoán từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh lý hợp đồng.
+ Ghi rõ nội dung của từng bên vi phạm hợp đồng (nếu có) và số tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng.
+ Ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán (Theo tính toán trong hợp đồng, nghiệm thu công việc và số tiền đã thanh toán trước cho nhau) đến khi thanh lý hợp đồng hoặc ngược lại bên giao khoán đã thanh toán quá cho bên nhận khoán.
+ Sau khi kiểm tra thực tế việc thực hiện hợp đồng, kết quả thực hiện hợp đồng hai bên nhất trí đưa ra kết luận về từng nội dung cụ thể về khối lượng thực hiện, đánh giá chất lượng và kiến nghị, các việc cần làm (nếu có). phân tích báo cáo tài chính
+ Lưu ý: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản. Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán thực hiện hợp đồng.
Trên đây là được biên soạn bởi đội ngũ admin của Kỹ năng kế toán. Mong bài viết trên giúp ích cho bạn đọc, giúp bạn hoàn thành chính xác và hiệu quả công việc kế toán của mình.
>>> Xem thêm: Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp không cần hoá đơn
Kỹ năng kế toán chúc bạn thành công!
Để hiểu rõ và nắm bắt hệ thống được các công việc của kế toán cần làm trong doanh nghiệp, ngoài việc tự trau dồi thêm kiến thức kế toán, các bạn cũng nên tham khảo thêm các khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại đây: học kế toán tổng hợp thực hành ở đâu tốt nhất