Mức thuế là gì? Các loại mức thuế Thuế hiện hành
Khái niệm mức thuế
Mức thuế là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, có thể nói, đó là “linh hồn” của một sắc thuế, phản ánh yêu cầu và mức độ động viên của Nhà nước trên một cơ sở tính thuế, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.
>> Tham khảo: Địa chỉ học kế toán thực hành tốt nhất
Mức thuế chính là đại lượng thể hiện mức độ điều tiết trên một đơn vị cơ sở thuế. Mức thuế trả lời cho câu hỏi thu bao nhiêu. Có các loại mức thuế sau đây:
Những mức thuế suất hiện hành
1. Mức thuế tuyệt đối
Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên đơn vị vật lý của cơ sở thuế.
Ví dụ, thuế bảo vệ môi trường đối với than 30.000 đồng/tấn; thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất trồng cây hàng năm 100 kg thóc/ha… chuyển từ excel sang word
2. Mức thuế tương đối (thuế suất)
Mức thuế tương đối là mức thuế được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên đơn vị giá trị của cơ sở thuế. Do được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị của cơ sở thuế nên mức thuế tương đối thường được gọi là thuế suất.
3. Mức thuế tỷ lệ
Mức thuế tỷ lệ là mức thuế được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định trên cơ sở tính thuế, không thay đổi theo quy mô của cơ sở tính thuế.
Ví dụ, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trên thu nhập tính thuế; thuế tiêu thụ đặc biệt quy định thuế suất đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường, masage, karaoke là 30%...
4. Mức thuế luỹ tiến
Mức thuế lũy tiến là mức thuế tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở thuế. Mức thuế lũy tiến lại bao gồm mức thuế lũy tiến giản đơn thuế suất lũy tiến.
- Mức thuế lũy tiến giản đơn là mức thuế tuyệt đối tăng dần theo mức độ tăng của cơ sở thuế. Chẳng hạn như mức thuế tuyệt đối đối với xe ô tô chở người đã qua sử dụng ở Việt Nam hiện nay.
- Thuế suất lũy tiến là thuế suất tăng dần theo sự tăng lên của cơ sở tính thuế (thường là thu nhập chịu thuế hoặc trị giá tài sản chịu thuế). đào tạo tin học văn phòng
Có hai loại thuế suất luỹ tiến: thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất luỹ tiến toàn phần.
Thuế suất luỹ tiến từng phần
- Biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc của cơ sở thuế là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc.
Ví dụ, biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trực tiếp theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân. nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Thuế suất luỹ tiến từng phần có ưu điểm là do thuế được đánh tăng dần theo mức tăng của thu nhập, tài sản, sát với khả năng đóng góp của đối tượng nộp thuế nên đáp ứng được mục tiêu công bằng xã hội theo chiều dọc, vì vậy, thường được sử dụng trong các sắc thuế thu nhập và thuế tài sản. Tuy nhiên, loại thuế suất này có nhược điểm là kỹ thuật tính toán thuế phức tạp.
Thuế suất luỹ tiến toàn phần
- Biểu thuế cũng gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc là một mức thuế suất và thuế suất cũng tăng dần theo sự tăng của cơ sở tính thuế. hoc ke toan o dau tot
- Khác với thuế suất luỹ tiến từng phần, số thuế phải nộp được tính bằng cách lấy toàn bộ cơ sở thuế áp dụng mức thuế suất tương ứng.
- Ưu điểm của loại thuế suất này là việc tính toán xác định số thuế phải nộp đơn giản, nhanh chóng hơn so với thuế suất luỹ tiến từng phần. Tuy nhiên, loại thuế suất này có nhược điểm là gây ra sự thay đổi có tính đột biến về tổng số thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế, dẫn đến tình trạng bất hợp lý về mức thu nhập còn lại sau thuế giữa những người có mức cơ sở tính thuế ở hai bậc thuế liền kề, do đó không đáp ứng được mục tiêu công bằng xã hội. khóa đào tạo chuyên viên tuyển dụng
- Trong trường hợp này, giá trị cơ sở thuế giữa hai bậc thuế liền kề có sự thay đổi không đáng kể nhưng đối tượng nộp thuế có cơ sở thuế ở bậc cao hơn phải tính thuế theo mức thuế suất tương ứng cao hơn cho toàn bộ cơ sở thuế nên đã dẫn đến số thuế phải nộp cao hơn nhiều so với bậc thuế liền kề thấp hơn. Vì những lý do này, loại thuế suất này thực tế hiện nay ít có quốc gia nào áp dụng.
Nguồn tham khảo: Kế toán Lê Ánh
Xem thêm: