Thuế Nhà Thầu Là Gì? Cách Hạch Toán Thuế Nhà Thầu Chi Tiết

kynangketoan.vn Tác giả kynangketoan.vn 18/07/2024 17 phút đọc

Thuế nhà thầu không còn là loại thuế quá mới mẻ với các doanh nghiệp hiện nay nhưng thực tế để hạch toán được thuế nhà thầu thì không phải là điều dễ dàng. Vậy thuế nhà thầu là gì? Làm thế nào để hạch toán thuế nhà thầu? Câu hỏi sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của Kỹ năng kế toán

1. Thuế Nhà Thầu Là Gì?

Thuế nhà thầu là loại thuế được áp dụng đối với các đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có sự phát sinh thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ hoặc là dịch vụ gắn với hàng hóa Việt Nam.

Thuế nhà thầu thực chất là loại thuế được Nhà nước ban hành để áp dụng lên đối tượng là nhà thầu nước ngoài nên cơ bản thì thuế nhà thầu vẫn bao gồm các loại thuế suất thông thường như thuế giá trị gia tăng (GTGT) - VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Thuế nhà thầu là gì

»»» Học Thực Hành Kế Toán Ở Đâu Tốt?

2. Thông Tư 103 Thuế Nhà Thầu

Thông tư 103 quy định về Thuế nhà thầu như sau:

Theo như quy định tại Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC ban hành, đối tượng chịu thuế nhà thầu gồm có:

- Những tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú ở Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú ở Việt Nam, những cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có phát sinh thu nhập tại Việt Nam dựa trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

- Những tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa ở Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký kết giữa các tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc là thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo như điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế mà người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam.

- Những tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc là toàn bộ các hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam trong đó có các tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, tiếp thị, quảng cáo chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa giao cho tổ chức Việt Nam hoặc ấn định giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ, bao gồm cả trường hợp ủy quyền hoặc thuê một số tổ chức Việt Nam thực hiện một phần dịch vụ phân phối, dịch vụ khác liên quan đến việc bán hàng hóa tại Việt Nam.

- Những tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân của Việt Nam thực hiện việc đàm phán, ký kết các hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Những tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất, nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo như pháp luật về thương mại.

Xem thêm:

3. Cách Tính Thuế Nhà Thầu

Cách tính thuế nhà thầu

Có 3 trường hợp về tính thuế nhà thầu.

a, Trường hợp giá trị hợp đồng chưa có bao gồm thuế (tính theo giá Net)

- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ % để tính thuế GTGT tính trên doanh thu

Doanh thu tính thuế GTGT = Doanh thu chưa bao gồm GTGT / (1 - Tỷ lệ % để tính thuế GTGT tính trên doanh thu)

- Thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN * Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

Doanh thu tính thuế TNDN = Doanh thu không bao gồm thuế TNDN / (1 - Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế)

b, Trường hợp giá trị hợp đồng bao gồm thuế (tính theo giá Gross)

- Thuế GTGT = Giá trị hợp đồng * Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

- Thuế TNDN = (Giá trị hợp đồng - thuế GTGT) * Tỷ lệ thuế TNDN

c, Trường hợp giá trị hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (thuế TNDN nhà thầu chịu)

- Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT * Tỷ lệ % tính thuế GTGT tính trên doanh thu

Doanh thu tính thuế GTGT = Giá trị hợp đồng / (1- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT tính trên doanh thu)

- Thuế TNDN = Giá trị hợp đồng * Tỷ lệ thuế TNDN

4. Cách Hạch Toán Thuế Nhà Thầu

Chi tiết cách hạch toán thuế nhà thầu trong từng trường hợp như sau:

a, Trong trường hợp tính theo giá Net:

Nợ phải trả nhà thầu nước ngoài:

- Nợ TK 627, 642

- Có TK 331

Thuế GTGT, thuế TNDN:

- Nợ TK 133 - thuế GTGT

- Nợ TK 627, 642

- Có TK 3338 - Thuế nhà thầu cần phải nộp

Sau khi đã nộp xong thuế:

- Nợ TK 3338

- Có TK 111, 112

b, Trong trường hợp tính theo giá Gross

Công nợ và thuế:

- Nợ TK 627, 642

- Nợ TK 811

- Nợ TK 133 - thuế GTGT

- Có TK 331

- Có TK 3338 - Thuế nhà thầu cần phải nộp

Sau khi đã nộp xong thuế:

- Nợ TK 3338

- Có TK 111, 112

c, Trong trường hợp Hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT

Công nợ và thuế:

- Nợ TK 627, 642

- Nợ TK 811

- Nợ TK 133 - Thuế GTGT

- Có TK 331

- Có TK 3338 - thuế nhà thầu cần phải nộp

Sau khi đã nộp xong thuế:

- Nợ TK 3338

- Có TK 111, 112

5. Thời Hạn Nộp Thuế Nhà Thầu

Thời hạn nộp tờ khai thuế:

- Thời hạn theo từng lần phát sinh: ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn theo tháng: ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế

Thời hạn nộp thuế nhà thầu:

- Chậm nhất là nộp vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai.

- Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn lại trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Bài viết trên đây là chi tiết về thuế nhà thầu và cách hạch toán thuế nhà thầu. Mong rằng qua bài viết này Kỹ Năng Kế Toán đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuế nhà thầu và có thể làm tốt công việc.

Xem thêm:

kynangketoan.vn
Tác giả kynangketoan.vn sudo
Bài viết trước Cách Hạch Toán Tài Khoản 622 - Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

Cách Hạch Toán Tài Khoản 622 - Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

Bài viết tiếp theo

Top 7 Sai Lầm Thường Gặp Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính

Top 7 Sai Lầm Thường Gặp Khi Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo